Thực trạng cho vay DNNVV tại chi nhánh NHNo&PTNT Hƣng Yên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 45)

(*) Một số nét về tình hình DNNVV tại Việt Nam

Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 DNNVV, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp. Các DNNVV không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…

Năm 2011 là năm thách thức mới cho các DNNVV. Nền kinh tế đã có những chuyển biến mới và có bước đổi mới tương đối tốt nhưng cũng có những tồn tại rất lớn nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính… và tất cả đều dồn cho DNNVV một hệ thống là yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp thu tiếp cận và khả năng đáp ứng trong cơ chế thị trường yếu hơn so với các doanh nghiệp khác. Thêm vào đó, năm 2011, DNNVV phải chống đỡ với lạm phát, hậu lạm phát do có độ trượt từ năm 2010

41

sang. Hơn thế nữa, đối với nước ta thì chịu ảnh hưởng từ hậu quả của thiên tai dịch bệnh bão lũ rình rập thường xuyên sẽ chuyển sang năm 2011 và đây cũng là thử thách rất lớn đối với DNNVV.

Bên cạnh đó, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng phát sinh những yếu tố mới như việc phát triển không đều, việc có những mâu thuẫn mới nhất là mâu thuẫn trong tiền tệ và thương mại. Trước tình hình đó, hệ thống DNNVV cũng phải có sự chuyển biến để có những thích nghi thông qua nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, đóng góp của Hiệp hội và những hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý…

Phần lớn DNNVV huy động vốn theo 2 cách, vay ngân hàng và bạn bè hoặc từ chính các đối tác thông qua việc ứng tiền trước hay được chấp nhận trả chậm tiền hàng. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn huy động từ bạn bè, đối tác không còn bởi họ đều khan hiếm vốn và tìm cách thu về [12]. Vấn đề lớn nhất của các DNNVV hiện nay là tiếp cận nguồn vốn vay. Tiếp cận nguồn vốn phải giải quyết ở cả 3 mặt: thứ nhất, đó là phải có sự vươn lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình của doanh nghiệp. Ngân hàng hiện nay cho các DN vay với những điều kiện cụ thể, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý phù hợp để được xét tới vay vốn. Thứ hai, phải có sự hỗ trợ của cộng đồng giúp đỡ các DN bằng cách trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau sản xuất tốt hơn. Trong thời gian qua, Hiệp hội cũng đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm thông qua các hoạt động hội thảo, triển lãm...Thứ ba, cần sự hỗ trợ rất tích cực kịp thời của Nhà nước, cơ quan chức năng, Chính phủ cả về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và điều kiện kinh doanh…

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam: “Hiệp hội chỉ mới hoạt động được 05 năm, ngày đầu mới thành lập chỉ có 300 hội viên, đến nay Hiệp hội DNNVV đã tập hợp được tới 20.000 hội viên và là một trong những hiệp hội có số lượng hội viên đông đảo nhất nước, có mạng lưới ở 41 tỉnh thành; 4 chi nhánh ở nước ngoài, một cơ quan ngôn luận là Tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập, và một Viện nghiên cứu. Dự kiến trong 5 năm tới, Hiệp hội phấn đấu đưa một số doanh nghiệp hội viên lên tới 100 .000 [10].

42

Nhìn chung, trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn thì DNNVV lại gặp khó khăn nhiều hơn cả. Xét từ góc độ tác động của lạm phát, khủng hoảng kinh tế có thể chia DNNVV thành ba nhóm:

Nhóm 1 là những doanh nghiệp bị tác động mạnh, đang hết sức khó khăn, nhóm này có thể chiếm đến 20% tổng số DNNVV.

Nhóm 2 là những doanh nghiệp bị lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động nhiều, hiện ở trong tình trạng khó khăn, sản xuất kinh doanh bị sút kém, nhóm này có thể chiếm 60%.

Nhóm 3 là những doanh nghiệp ít bị tác động hoặc thậm chí vẫn tìm được cơ hội phát triển trong điều kiện lạm phát. Đây có thể là những doanh nghiệp chưa hoặc ít sử dụng vốn vay hoặc những doanh nghiệp đứng đầu bởi những doanh nhân có kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh.

“Lạm phát và khủng hoảng kinh tế đẩy một bộ phận lớn các DNNVV vào tình trạng khó khăn, tuy vậy mức độ khó khăn của mỗi doanh nghiệp lệ thuộc vào năng lực quản lý, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp trong việc phòng chống rủi ro” [9]

(*) Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên trong 3 năm 2009- 2011 thông qua một số chỉ tiêu cho thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này:

2.2.1. Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng DNNVV

Thực trạng về tốc độ tăng trưởng số lượng về DNNVV tại ngân hàng được xem xét, phân tích qua 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là số lượng khách hàng là các DNNVV tăng qua các năm và tỷ trọng DNNVV được vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên.

2.2.1.1. Số lượng khách hàng là các DNNVV

a) Số lượng DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp: Mặc dù chi nhánh mới thành lập được hơn 15 năm nhưng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên là tương đối lớn. Cụ thể:

43

Bảng 2.4: Cơ cấu DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh

Đơn vị: doanh nghiệp- %

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Kỳ hạn Số DN Tỷ trọng Số DN Tỷ trọng Số DN Tỷ trọng Ngắn hạn 81 53,6 97 52,4 85 67,5 Trung hạn 15 9,9 26 14 11 8,7 Dài hạn 55 36,5 62 33,6 30 23,8 2 Ngành kinh tế Số DN Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số DN Tỷ trọng Nông, lâm nghiệp 15 9,9 17 9,2 14 11 Công nghiệp, xây dựng 88 58,2 105 56,8 60 47,6 Thương mại, dịch vụ 31 20,5 37 20 33 26,2 Khác 17 11,4 26 14 19 15,2 Tổng 151 100 185 100 126 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay năm 2009 – 2011)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số khách hàng là DNNVV tăng lên đáng kể trong năm 2010 và giảm đáng kể trong năm 2011, số khách hàng DNNVV năm 2010 là 185 khách hàng, tăng so với năm 2010 là 34 khách hàng với tốc độ tăng là 22,5%, năm 2011 là 126 khách hàng, giảm so với năm 2010 là 31,9%. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do trong năm 2011, chính sách thắt chặt tiền tệ cộng thêm ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khả năng trả nợ của các DNNVV bị hạn chế nên Chi nhánh cũng bị hạn chế trong việc cho vay. Đồng thời qua bảng trên có thể thấy kỳ hạn cho vay với khách hàng DNNVV khá cân bằng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Đây là điều mà Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên thực hiện khá tốt và phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại do việc cho vay trung và dài hạn khiến cho thời hạn thu hồi vốn bị kéo dài, không phù hợp với tình

44

hình kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn, việc quay vòng vốn chậm làm tăng rủi ro và giảm tính thanh khoản của ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên cho thấy Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Đây là những ngành đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Năm 2009, DNNVV trong ngành công nghiệp, xây dựng là 88 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng là 58,2%, năm 2010 là 105 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 56,8%, đến năm 2011 thì số doanh nghiệp này chỉ còn 60 doanh nghiệp, chiếm 47,6%, giảm 9,2% so với năm 2010. Sau ngành công nghiệp, xây dựng thì chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là ngành thương mại dịch vụ. Năm 2009, DNNVV trong ngành thương mại dịch vụ là 31 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng là 20,5%, năm 2010 là 37 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 20%, đến năm 2011 thì số doanh nghiệp này chỉ còn 33 doanh nghiệp, chiếm 26,2%, tăng 6,2% so với năm 2010. Trong các ngành nông nghiệp và các ngành khác, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng nhỏ. Những con số này phản ánh chưa đúng với xu hướng phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên vì địa bàn ngân hàng hoạt động là ở tỉnh Hưng Yên, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chủ yếu là phát triển hoạt động nông nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp của đất nước, như vậy cơ cấu cho vay theo ngành hiện nay của chi nhánh vẫn còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu.

2.2.1.2. Tỷ trọng DNNVV được vay vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam

Bảng 2.5: Cơ cấu DNNVV đƣợc vay vốn trong số các DNNVV đề nghị vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hƣng Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 DNNVV đề nghị vay vốn 197 219 182

2 DNNVV được vay vốn 151 185 126

Tỷ trọng (%) 76,6 84,5 69,2

45

Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng DNNVV được vay vốn trong số DNNVV đề nghị vay vốn tăng giảm theo từng thời điểm do sự thay đổi của nền kinh tế trong những năm vừa qua. Năm 2009 thì tỷ lệ này là 76,6%, năm 2010 tăng lên so với năm 2009 và đạt tỷ lệ là 84,5% và năm 2011 giảm xuống còn 69,2%. Sở dĩ có sự tăng lên trong năm 2010 một phần là do số lượng DNNVV đề nghị vay vốn tăng lên, đồng thời trong năm 2010, các doanh nghiệp đều rất thiếu vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, năm 2011 thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự rất khó khăn, các doanh nghiệp đến vay cũng giảm hơn và số lượng các DNNVV được cho vay cũng giảm rất nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp cũ có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có uy tín và có lịch sử trả nợ đều đặn từ những hợp đồng trước đó.

Nhìn chung được sự hỗ trợ về vốn của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên các DNNVV hoạt động ổn định và ngày càng mở rộng hơn. Trên thực tế, nhiều DNNVV đã đầu tư thay đổi công nghệ, trang thiết bị cũng như tích cực tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng cao hơn sau khi được vay vốn tại ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động tạo lập mối quan hệ, rút ngắn khoảng cách với khách hàng là DNNVV để tạo điều kiện cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng.

30% 33%

37%

2009 2010 2011

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vay vốn của các DNNVV

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua 3 năm 2009- 2011)

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy xu hướng tỷ trọng vay vốn của các DNNVV tương đối ổn định, năm 2009 và năm 2010 có xu hướng tăng lên nhưng có

46

sự giảm nhẹ trong năm 2011. Đây là năm gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động nên tỷ trọng này giảm là điều không tránh khỏi.

2.2.2. Doanh số cho vay đối với khách hàng là các DNNVV

Với mục tiêu, chiến lược phục vụ khách hàng là các DNNVV là chủ yếu, đồng thời nhận thấy cho vay đối với DNNVV mang lại nhiều lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro nên trong 3 năm gần đây (2009 - 2011), ngân hàng không ngừng thu hút và mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng là các DNNVV.

Xem xét doanh số cho vay DNNVV và tỷ trọng cho vay DNNVV trên tổng doanh số cho vay qua các năm theo bảng sau:

Bảng 2.6: Hoạt động cho vay đối với các DNNVV

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng/giảm Số tiền Tốc độ tăng/giảm

Tổng doanh số cho vay 247.890 584.264 136% 508.167 -13% Doanh số cho vay

DNNVV 138.818 391.457 182% 309.982 - 30,8%

Tỷ trọng (%) 56 67 61

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua 3 năm 2009 – 2011)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay DNNVV không ngừng tăng lên, năm 2011 doanh số cho vay DNNVV đạt 508.167 triệu đồng, chiếm 61% trong tổng doanh số cho vay, giảm so với năm 2010 là 76.097 triệu đồng; năm 2010 đạt 584.264 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 67%, tăng so với năm 2009 là 336.374 triệu đồng với tốc độ tăng là 136%. Tốc độ tăng năm 2010 cũng như doanh số cho vay DNNVV cho thấy nhu cầu vốn của các DNNVV phát sinh lớn trong năm và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện và thực hiện mở rộng cho vay đối với các DNNVV.

47 33% 30% 37% 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua 3 năm 2009 – 2011)

Nhìn biểu đồ 2.5 ở trên có thể thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV tăng mạnh trong năm 2010 và giảm khá nhiều trong năm 2011. Mặc dù các DNNVV mang lại lợi ích lớn và khá an toàn nhưng trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn về mọi mặt như năm 2011 thì việc giảm tỷ trọng này là đương nhiên bởi chính các DNNVV cũng gặp khó khăn, việc tăng tỷ trọng này sẽ làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng.

2.2.3. Dƣ nợ cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích dư nợ tín dụng đôi với các DNNVV tại chi nhánh ngân hàng, ta xét đến 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ trọng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với các DNNVV. Cụ thể:

Bảng 2.7: Tình hình dƣ nợ cho vay đối với các DNNVV

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ cho vay 179.897 430.268 438.589

Dư nợ cho vay các DNNVV Trong đó: - Ngắn hạn - Trung và dài hạn 123.049 31.127 91.922 342.063 112.716 229.347 248.680 107.298 141.382 Tỷ trọng (%) 68,4 79,5 56,7

48

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy năm 2009 tổng dư nợ cho vay DNNVV đạt 123.049 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,4% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010 đạt 342.063 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,5% tổng dư nợ cho vay và năm 2011 đạt 248.680 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 56,7% tổng dư nợ cho vay. Như vậy, với xu hướng tăng lên trong năm 2010 và giảm năm 2011 gần như là thực trạng hoạt động chung của chi nhánh. Dư nợ cho vay tăng lên trong năm 2010 có ý nghĩa lớn với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên, là kết quả khích lệ ngân hàng tiếp tục mở rộng và thu hút đối tượng khách hàng, mục tiêu là các DNNVV. Để dễ dàng kiểm tra, kiểm soát cũng như có cái nhìn xác thực thành phần kinh tế, ngành kinh tế, thời hạn,...

Ta có thể xem xét xu hướng tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV như sau:

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2009 2010 2011 tổng dư nợ (trd) Biểu đồ 2.6: Xu hƣớng tổng dƣ nợ từ năm 2009- 2011

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV năm 2009- 2011)

Nhìn vào Biểu đồ 2.6 ở trên ta có thể thấy xu hướng tổng dư nợ có nhiều biến đổi qua các năm, nếu như năm 2009 dư nợ ở mức tương đối thấp thì năm 2010 là năm thắng lợi của chi nhánh, tổng dư nợ tăng vọt lên so với các năm trước đó. Đó là do năm 2010 chi nhánh đã nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ lợi nhuận từ các hợp đồng của Hội sở và các chi nhánh khác, cộng với sự quyết tâm của tập thể Ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong việc đưa chi nhánh trở thành một trong những chi

49

nhánh hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Năm 2011 có sự sụt giảm về tổng dư nợ, đây là sự sút giảm có tính toán của lãnh đạo ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động nhiều tới hoạt động tín dụng nên ngân hàng cũng tập trung vào những mục tiêu khác bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Có thể so sánh với một số ngân hàng cùng quy mô:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 45)