Chất lƣợng thiết kế

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền gửi tại ngân hàng (Trang 37)

Chất lƣợng thiết kế phụ thuộc vào ứng dụng và vào yêu cầu dự án, một thiết kế tốt hẳn là thiết kế mà nó cho phép sản sinh ra mã hữu hiệu, nó có thể là một thiết kế tối thiểu mà theo đó việc thực hiện là càng chặt càng tốt, hoặc nó là thiết kế bảo dƣỡng đƣợc tốt nhất

Tiêu chuẩn dễ bảo dƣỡng là tiêu chuẩn tốt cho ngƣời dùng. Một thiết kế bảo dƣỡng đƣợc tốt có thể thích nghi với việc cải biên các chức năng và việc thêm các chức năng mới. Do đó thiết kế nhƣ thế phải là dễ hiểu và việc sửa đổi chỉ có hiệu ứng cục bộ. Các thành phần thiết kế phải là kết dính (cohensive) theo nghĩa là tất cả các phần trong thành phần đó phải có một quan hệ logic chặt chẽ. Các thành phần ấy phải là đƣợc nối ghép lỏng lẻo. Sự nối ghép là một độ đo của tính độc lập của các thành phần. Nối ghép càng lỏng lẻo thì càng dễ thích nghi

Để xem một thiết kế có là tốt hay không, ngƣời ta tiến hành thiết lập một số độ đo chất lƣợng thiết kế nhƣ sự kết dính, sự ghép nối, sự hiểu đƣợc, sự thích nghi, … 2.6 CÁC KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CSDL LOGIC

2.6.1 Kỹ thuật đặc tả

Ngoài kỹ thuật đặc tả mối quan hệ giữa 2 thực thể dựa vào mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên nhƣ đã giới thiệu ở phần trƣớc. Ta còn nêu ra một số đặc tả dựa trên các kỹ thuật sau:

- Dựa vào quy tắc quản lý hoặc những quy tắc toàn vẹn

- Dựa vào khoá của các lƣợc đồ quan hệ

2.6.2 Kỹ thuật xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu hay sơ đồ thực thể - quan hệ

Một công cụ thông dụng hữu ích cho việc xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu là phƣơng pháp “Ma trận của Blanpre”. Nó đƣợc coi là kỹ thuật rất bài bản để đi đến mô hình hoàn hảo. Trong ma trận này, ta trình bày mỗi cột là một tài liệu và mỗi hàng là một loại dữ liệu. Tại mỗi ô giao điểm, đánh dấu loại dữ liệu có xuất hiện trên tài liệu. Khi xây dựng ma trận này ta nên bắt đầu từ những tài liệu cơ bản, quan trọng nhất và chỉ cần trình bày một loại tài liệu khi nó cho phép nhận dạng ít nhất một loại dữ liệu mới.

Phƣơng pháp phân tích hệ thống đó là một công cụ hữu hiệu và chuẩn xác để xây dựng phần lớn các mô hình dữ liệu. Nhƣng nếu áp dụng hoàn toàn trong một hệ thông tin cỡ lớn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong thực tế, các thiết kế viên chuyên nghiệp – sau khi đã nhận thức đƣợc vấn đề khảo sát – thƣờng chọn cách xây dựng trực tiếp một mô hình sơ khởi rồi đi thẳng vào giai đoạn sau để kiểm soát, bổ túc và chuẩn hóa mô hình. Phƣơng pháp đó là phƣơng pháp xây dựng mô hình dữ liệu bằng trực giác. Phƣơng pháp trực giác này có ƣu điểm là ít tốn thời gian và đôi khi tạo ra mô hình đơn giản và thực tế hơn. Nhƣng ngƣợc lại, nó cũng chứa nhiều rủi ro hơn

2.6.3 Kỹ thuật chuyển mô hình khái niệm dữ liệu hay sơ đồ E-R về hệ lƣợc đồ quan hệ quan hệ

Xuất phát từ mô hình khái niệm dữ liệu, ta có 3 quy tắc chuyển:

Mỗi thực thể đƣợc chuyển thành một quan hệ trong đó các thuộc tính của thực thể đƣợc chuyển thành thuộc tính của quan hệ, định danh của thực thể trở thành khóa của quan hệ.

Quy tắc 2:

Mỗi mối quan hệ 1-N mà không có thuộc tính riêng sẽ không đƣợc chuyển thành một quan hệ. Nhƣng thực thể tham gia vào mối quan hệ về phía N (phía 1:1 trong mô hình) sẽ đổi mới bằng cách sau khi dùng phép biến đổi cơ bản sẽ nhận thêm khoá của thực thể tham gia vào mối quan hệ ở phía 1 làm khoá liên kết. Còn thực thể tham gia vào mối quan hệ ở phía 1 sẽ biến đổi theo quy tắc 1.

Quy tắc 3:

Mỗi mối quan hệ N-N hoặc mối quan hệ có thuộc tính riêng sẽ đƣợc chuyển thành một quan hệ mới. Quan hệ mới này có thuộc tính gồm định danh của tất cả các thực thể trong mối quan hệ và các thuộc tính riêng của nó. Khóa của quan hệ đƣợc xác định lại sau đó. Các thực thể tham gia vào mối quan hệ đều biến đổi theo quy tắc 1.

2.6.4 Kỹ thuật chuẩn hoá

Để chuẩn hoá một hệ lƣợc đồ quan hệ, ta xét lần lƣợt từng quan hệ và kiểm tra tính chuẩn của nó. Muốn vậy, trƣớc hết ta xác định các phụ thuộc hàm và khoá chính (khoá tối tiểu) của quan hệ. Sau đó tiến hành kiểm tra lần lƣợt các loại chuẩn đối với quan hệ. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định các phụ thuộc hàm

Bƣớc 2: Xác định các khoá chính (khoá tối tiểu) Bƣớc 3: Chuẩn hoá

Xét chuẩn 1:

+ Nếu quan hệ còn các thuộc tính có dấu * (thuộc tính lặp) nghĩa là quan hệ đó chƣa đạt chuẩn 1. Ta sử dụng quy tắc tách bình thƣờng.

+ Trong trƣờng hợp có nhiều nhóm thuộc tính lặp (xen kẽ với các thuộc tính không lặp) ta nên đồng thời tách theo từng nhóm lặp. Hay nói rõ hơn, khi có m nhóm lặp ta sẽ tách lƣợc đồ đó theo quy tắc đã biết để thu đƣợc đồng thời m+1 lƣợc đồ quan hệ mới đạt chuẩn 1.

Xét chuẩn 2:

+ Mọi quan hệ đã đạt chuẩn 1, chƣa đạt chuẩn 2, đều dễ dàng tách thành các quan hệ đạt chuẩn 2 theo quy tắc đã biết.

+ Trƣờng hợp nhóm thuộc tính khoá chỉ có một thuộc tính, điều này có nghĩa là phụ thuộc bộ phận không thể xảy ra, ta kết luận ngay là quan hệ đó đƣơng nhiên đạt chuẩn 2.

+Trong trƣờng hợp có m nhóm phụ thuộc bộ phận, ta sẽ tách đồng thời thành m+1 quan hệ đạt chuẩn 2 dựa theo quy tắc đã biết.

+ Mọi quan hệ đã đạt chuẩn 2, chƣa đạt chuẩn 3, đều dễ dàng tách thành các quan hệ đạt chuẩn 3 theo quy tắc đã biết.

+ Trƣờng hợp nhóm thuộc tính ngoài khoá chỉ có 1 thuộc tính, điều này có nghĩa không thể tồn tại thuộc tính cầu, nên quan hệ đó đƣơng nhiên đạt chuẩn 3

2.6.5 Kỹ thuật chuyển từ hệ lƣợc đồ quan hệ sang mô hình E-R (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ thuật này dựa vào khoá liên kết để đặc tả mối quan hệ giữa hai thực thể sau đó chuẩn hoá. Kỹ thuật đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc.

Bƣớc 1: từ mỗi lƣợc đồ quan hệ, vẽ một hình chữ nhật bao gồm tên lƣợc đồ cùng với các thuộc tính của nó

Bƣớc 2: Xác định quan hệ (thể hiện bằng đƣờng nối) giữa 2 thực thể (thể hiện bằng hình chữ nhật) bất kỳ.

Bƣớc 3: Vẽ đƣờng nối giữa 2 hình chữ nhật và đƣờng 3 chẽ gắn với thực thể chứa khoá ngoại lai

Từ hệ các lƣợc đồ quan hệ đã chuẩn hoá ở trên ta xây dựng đƣợc mô hình E-R đã chuẩn hoá.

2.6.6 Thiết kế CSDL Logic dựa trên phƣơng pháp từ điển

Trong một số trƣờng hợp, các dữ liệu thu đƣợc là những hồ sơ đầu vào chứa tất cả dữ liệu cần thiết để xây dựng cơ sở dữ liệu. Khi đó ngƣời ta có thể lập các từ điển mà mỗi tài liệu đƣợc xem nhƣ một thực thể vốn đã tồn tại. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đƣợc bắt đầu từ “từ điển dữ liệu” thu đƣợc. Đây là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rất sớm từ khi có mô hình dữ liệu quan hệ.

CHƢƠNG 3.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI

Hệ thống quản lý tiền gửi là một trong những HTTT quan trọng nhất của các NHTM. Nó là kênh huy động vốn chủ yếu giải quyết vấn đề điều tiết về vốn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tƣ và đáp ứng về vốn cho khách hàng. Đầu vào của quy trình quản lý tiền gửi là nhiều và liên tục, hơn nữa trong phạm vi rộng lớn (có thể trải dài cả ba miền trên cả nƣớc đối với các NHTM có các chi nhánh trên khắp cả nƣớc). Vì thế cần phải có một hệ thống phục vụ cho việc quản lý tiền gửi trên máy tính. Mục đích xây dựng hệ thống thông tin quản lý tiền gửi nhằm đảm nhiệm toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi tại Ngân hàng từ quá trình tiếp nhận hồ sơ cho đến khi tất toán tài khoản nhƣ quản lý tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, thanh toán lƣơng, séc, … đồng thời hệ thống quản lý tiền gửi phải cung cấp đƣợc các sản phẩm, dịch vụ mới một cách linh hoạt, tiện lợi tới khách hàng.

3.1. CÁC QUY TRÌNH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI

Hệ thống quản lý tiền gửi bao gồm các quy trình của nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn và nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn.

Nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn bao gồm:

- Quy trình mở tài khoản: quy trình này thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi tiết

kiệm không kỳ hạn, tài khoản thanh toán cho khách hàng

- Quy trình gửi tiền vào tài khoản: đây là quy trình gửi tiền vào tài khoản tiền gửi

tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán bao gồm gửi tiền vào tài khoản bằng tiền mặt, gửi tiền vào tài khoản bằng séc, gửi tiền vào tài khoản bằng các hình thức chuyển khoản

- Quy trình rút tiền từ tài khoản: là quy trình rút tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán bao gồm việc rút tiền bằng tiền mặt, rút tiền bằng séc, rút tiền bằng các hình thức chuyển khoản, rút tiền bằng các lệnh báo nợ.

- Quy trình bán séc: thực hiện việc bán séc cho khách hàng.

- Quy trình thanh toán, ngừng hoặc phong toả séc: đây là quy trình thực hiện nghiệp vụ séc nhƣ việc thanh toán séc chuyển khoản, thanh toán séc bảo chi, ngừng thanh toán hoặc thực hiện việc phong toả đối với séc.

- Quy trình đặt lệnh thanh toán định kỳ và điều chuyển vốn tự động: Lệnh thanh

yêu cầu của khách hàng. Điều chuyển vốn tự động là quy trình trợ giúp khách hàng đảm bảo duy trì đƣợc mức số dƣ tối đa, tối thiểu trên các tài khoản theo yêu cầu của khách hàng.

- Quy trình trả lƣơng: là quy trình thực hiện việc trả lƣơng cho khách hàng là các

tổ chức, công ty muốn trả lƣơng định kỳ cho các nhân viên của mình.

- Quy trình đóng tài khoản: thực hiện việc đóng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,

tiền gửi thanh toán

Nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn bao gồm:

- Quy trình mở tài khoản: thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

- Quy trình gửi tiền vào tài khoản: đây là quy trình gửi tiền vào tài khoản tiền gửi

có kỳ hạn bao gồm việc gửi tiền vào tài khoản bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy trình rút tiền từ tài khoản: là quy trình rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ

hạn bằng tiền mặt, hoặc bằng hình thức chuyển khoản.

- Quy trình chuyển sang sản phẩm mới: là quy trình thực hiện việc chuyển chứng

nhận tiền gửi có kỳ hạn sang một sổ khác với sản phẩm khác đƣợc áp dụng.

- Quy trình chuyển nhƣợng tài khoản tiền gử có kỳ hạni: là quy trình thực hiện

việc chuyển chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn (TK TGCKH) của khách hàng này sang cho khách hàng khác.

Ngoài các quy trình trên, quy trình gửi, rút tiền thông qua các lệnh chuyển tiền, thông qua các hình thức giao dịch tự động (ATM, POS, ..) sẽ thuộc Hệ thống chuyển tiền và Hệ thống thanh toán thẻ, tác giả không đề cập đến trong phạm vi tài liệu này.

Trong các quy trình tác giả sẽ sử dụng các ký hiệu dƣới đây để thể hiện trong các hình vẽ:

3.1.1 Các quy trình của nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn.

3.1.1.1 Quy trình mở tài khoản TGKKH, TGTT

Mục đích của quy trình mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán là:

 Kiểm tra tính chính xác trên yêu cầu của khách hàng

Thông tin trao đổi Chức năng (thao tác) Đối tƣợng

 Thực hiện mở mã số khách hàng và tài khoản TGKKH, TKTT cho khách hàng, lƣu trữ chữ ký của khách hàng trên máy tính.

Quy trình này nhận thông tin từ phía khách hàng:

 Giấy đăng ký mở tài khoản

 Chữ ký của khách hàng và các giấy tờ cần thiết theo quy định của NH

Kết quả của quy trình này là:

 Mã số khách hàng (CIF) đƣợc lƣu trong máy tính

 Số tài khoản và chữ ký của khách hàng đƣợc lƣu trong máy tính.

 Hồ sơ mở tài khoản của khách hàng

3.1.1.2 Quy trình gửi tiền vào TK TGKKH, TK TGTT

Mục đích của quy trình này là:

 Thực hiện việc gửi tiền của khách hàng vào TKTGKKH, TGTT bằng tiền mặt,

bằng séc hoặc bằng các hình thức chuyển khoản Quy trình nhận các thông tin từ phía khách hàng:

 Giấy nộp tiền hoặc các chứng từ nộp tiền khác theo quy định của NH

 hoặc Séc và bảng kê nộp séc

 hoặc các Phiếu điều chỉnh, phiếu yêu cầu chuyển khoản

Kết quả của quy trình này là:

 Tiền đƣợc nộp vào tài khoản của khách hàng hƣởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tiền sẽ trừ vào tài khoản ngƣời chuyển đối với việc chuyển khoản

 Séc đối với trƣờng hợp nộp tiền bằng Séc

 Hồ sơ nộp tiền

3.1.1.3 Quy trình rút tiền từ TK TGKKH, TGTT

Mục đích của quy trình:

 Đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng bằng tiền mặt, bằng séc, bằng các hình

thức chuyển khoản hoặc bằng các lệnh báo nợ Quy trình nhận các thông tin từ phía khách hàng:

 Giấy lĩnh tiền mặt, chứng từ yêu cầu rút tiền

 Giấy đề nghị thông báo ghi nợ từ các cơ quan pháp luật, từ các phòng ban khác

Kết quả của quy trình:

 TK TGKKH, TGTT của khách hàng sẽ bị trừ

 Tiền mặt cho khách hàng trong trƣờng hợp rút tiền bằng tiền mặt

 Hồ sơ rút tiền

3.1.1.4 Quy trình bán séc

Mục đích của quy trình:

 Thực hiện việc bán séc cho khách hàng

Quy trình nhận các thông tin:

 Đề nghị mua séc của khách hàng

 CMT hoặc hộ chiếu của ngƣời nhận séc

 UNC nếu khách hàng nếu KH trả tiền mua séc từ TK

 Giấy nộp tiền nếu KH trả tiền mua séc bằng tiền mặt

Kết quả của quy trình:

 Séc giao cho KH

 Hồ sơ bán séc

3.1.1.5 Quy trình thanh toán, ngừng hoặc phong toả (khoanh giữ) séc

Mục đích của quy trình:

 Đáp ứng yêu cầu về việc thanh toán séc, ngừng hoặc phong toả (khoanh giữ) séc

Quy trình nhận các thông tin:

 Yêu cầu thanh toán séc, các tờ séc từ khách hàng hoặc từ kênh thanh toán bù trừ về

 Giấy đề nghị ngừng hoặc phong toả (khoanh giữ) của khách hàng hoặc hồ sơ từ các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bộ phận khác, hoặc từ các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật Kết quả của quy trình:

 Số tiền đƣợc thanh toán séc đối với yêu cầu thanh toán séc

 Số tiền khoanh giữ bị trừ đi trong số dƣ khả dụng đối với yêu cầu khoanh giữ (phong toả)

 Số séc bị đánh dấu trạng thái ngừng thanh toán đối với yêu cầu ngừng thánh toán

séc

 Hồ sơ thanh toán, ngừng hoặc phong toả séc

3.1.1.6 Quy trình đặt lệnh thanh toán định kỳ và điều chuyển vốn tự động

Mục đích của quy trinh:

 Quy trình này đáp ứng việc đặt và thực hiện việc thanh toán theo lịch đều đặn từ tài

khoản thanh toán hay tài khoản tiết kiệm

 Đáp ứng yêu cầu điều chuyển vốn tự động trợ giúp khách hàng đảm bảo duy trì đƣợc mức số dƣ tối đa, tổi thiểu trên các tài khoản theo lệnh của khách hàng

 Yêu cầu đặt Lệnh thanh toán định kỳ

 Đề nghị Điều chuyển vốn tự động từ khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền gửi tại ngân hàng (Trang 37)