Các chiến lƣợc hay đƣợc nhắc đến bao gồm thiết kế hƣớng chức năng, thiết kế
hƣớng đối tƣợng, thiết kế hệ thống tƣơng tranh. ở đây, chúng ta điểm qua những nét
đặc trƣng nhất của hai hƣớng thiết kế thông dụng là hƣớng chức năng và hƣớng đối tƣợng.
2.5.4.1 Thiết kế hướng chức năng
Hệ thống đƣợc thiết kế theo quan điểm chức năng, bắt đầu ở mức cao nhất, sau đó tinh chế dần dần để thành thiết kế chi tiết hơn. Trạng thái cuả hệ thống là tập trung và đƣợc chia sẻ cho các chức năng thao tác trên trạng thái đó. Nói rõ hơn, thiết kế hƣớng chức năng là một cách tiếp cận thiết kế hệ thống trong đó bản thiết kế đƣợc phân rã thành một bộ các đơn thể/module tác động lẫn nhau, mà mỗi đơn thể có một chức năng đƣợc xác định rõ ràng. Các chức năng có các trạng thái cục bộ nhƣng chúng chia sẻ với nhau trạng thái hệ thống, trạng thái này là tập trung và mọi chức năng đều có thể truy cập đƣợc
Có ngƣời nghĩ rằng thiết kế hƣớng chức năng đã lỗi thời và nên đƣợc thay thế bởi cách tiếp cận hƣớng đối tƣợng. Thế nhƣng, nhiều tổ chức vẫn đang phát triển các chuẩn và các phƣơng pháp dựa trên cách tiếp cận chức năng này. Nhiều phƣơng pháp thiết kế kết hợp với công cụ CASE đều là hƣớng chức năng. Khá nhiều các hệ thống đã đƣợc phát triển bằng cách sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hƣớng chức năng. Bởi vậy thiết kế hƣớng chức năng vẫn sẽ còn đƣợc tiếp tục sử dụng rộng rãi.
Trong thiết kế hƣớng chức năng, ngƣời ta dùng các sơ đồ dòng dữ liệu (mô tả việc xử lý dữ liệu logic), các lƣợc đồ cấu trúc (chỉ ra cấu trúc của phần mềm) và các mô tả thiết kế chi tiết nhƣ các từ điển dữ liệu. Khái niệm dòng dữ liệu đang hƣớng tới thích hợp hơn cho việc sử dụng một hệ thống vẽ biểu đồ tự động và sử dụng một dạng lƣợc đồ cấu trúc có kèm thêm các thông tin điều khiển
Chiến lƣợc thiết kế hƣớng chức năng dựa trên việc phân rã hệ thống thành một bộ các chức năng có tƣơng tác nhau với trạng thái hệ thống tập trung dùng chung cho các chức năng đó. Các chức năng này có thể có các thông tin trạng thái cục bộ nhƣng chỉ dùng cho quá trình thực hiện chức năng đó mà thôi.
Thiết kế hƣớng chức năng gắn với các chi tiết của một thuật toán của chức năng đó nhƣng các thông tin trạng thái hệ thống là không bị che dấu. Điều này có thể gây ra
một vấn đề vì rằng một chức năng có thể thay đổi trạng thái theo một cách mà các chức năng khác không ngờ tới. Việc thay đổi một chức năng và cách nó sử dụng trạng thái của hệ thống có thể gây ra những tƣơng tác bất ngờ đối với các chức năng khác
Cách tiếp cận chức năng để thiết kế là tốt nhất khi mà khối lƣợng thông tin trạng thái hệ thống đƣợc làm nhỏ nhất và thông tin dùng chung nhau là rõ ràng
Trong thiết kế hƣớng chức năng, ngƣời ta dùng từ điển dữ liệu để mô tả và thống nhất dữ liệu .
Từ điển dữ liệu vừa có ích cho việc bảo trì hệ thống vừa có ích trong quá trình thiết kế. Với mỗi lối vào đã đƣợc minh định trong biểu đồ phải có một lối vào từ điển dữ liệu cung cấp thông tin về kiểu, chức năng của dữ liệu và một lý do cơ bản cho việc nó vào cùng với các sự kiện kích hoạt. Đôi khi ngƣời ta gọi cái này là một mô tả ngắn của chức năng thành phần.
Các từ điển dữ liệu dùng để nối các mô tả thiết kế kiểu biểu đồ và các mô tả thiết kế kiểu văn bản. Một vài bộ công cụ CASE cung cấp một phép nối tự động biểu đồ dòng dữ liệu và từ điển dữ liệu.
2.5.4.2 Thiết kế hướng đối tượng
Hệ thống đƣợc nhìn nhận nhƣ một bộ các đối tƣợng (chứ không phải là một bộ chức năng). Hệ thống đƣợc phân tán, mỗi đối tƣợng có những thông tin trạng thái riêng của nó. Đối tƣợng là bộ các “thuộc tính” xác định trạng thái của đối tƣợng đó và các phép toán thực hiện trên các rhuộc tính đó. Mỗi đối tƣợng là một khách thể của một lớp mà lớp được xác định bởi các thuộc tính và các phép toán của nó. Nó đƣợc thừa kế từ một vài lớp đôí tƣợng lớp cao hơn, sao cho định nghĩa nó chỉ cần nêu đủ các khác nhau giữa nó và các lớp cao hơn nó. Các đối tƣợng liên lạc với nhau chỉ bằng cách trao đổi các thông báo: thực tế hầu hết các liên lạc giữa các đối tƣợng thực hiện bằng cách một đối tƣợng này gọi một thủ tục, mà thủ tục này kết hợp với một đối tƣợng khác
Thiết kế hƣớng đối tƣợng dựa trên ý tƣởng che dấu thông tin. Thiết kế hƣớng đối tƣợng gần đây đƣợc phát triển nhiều đã tạo ra các hệ thống cấu tạo bởi nhiều thành phần độc lập và có tƣơng tác với nhau. Che dấu thông tin là chiến lƣợc thiết kế dấu càng nhiều thông tin trong các thành phần càng hay. Cái đó ngầm hiểu rằng việc kết hợp điều khiển logic và cấu trúc dữ liệu đƣợc thực hiện trong thiết kế càng chậm càng tốt. Liên lạc thông qua các thông tin trạng thái dùng chung (các biến tổng thể) là ít nhất, nhờ vậy khả năng hiểu đƣợc nâng lên. Thiết kế là tƣơng đối dễ thay đổi vì sự thay đổi một thành phần không thể không dự kiến các hiệu ứng phụ trên các thành phần khác