7. Khoa học dự báo phát triển nguồn nhân lực
7.2. Phân loại phương pháp dự báo.
Các phương pháp được sử dụng trong dự báo thường được chia thành hai loại: các phương pháp khách quan và các phương pháp chủ quan.
Dự tính như đã nói ở trên thuộc vào loại các phương pháp khách quan. Dự báo theo quan niệm cũ (là dự tính được gắn xác suất) cũng thuộc vào loại các phương pháp này. Các phương pháp khách quan-một sự ngoại suy quá khứ-có sự hạn chế lớn và hoàn toàn không dùng được khi gặp phải khủng hoảng.
Một loại khác trong các phương pháp khách quan là lập một bản liệt kê đầy đủ tất cả các phát minh được tiên đoán cho thời hạn ngắn và trung bình, sau đó xem xét một cách hệ thống kết quả thu được bằng cách đánh dấu những phát minh được lựa chọn. Phương pháp này tuy có chỗ cho sự sáng tạo nhưng vẫn không cho phép xem xét những đứt đoạn có thể có.
Các phương pháp chủ quan hay còn gọi là trực giác đã được phát triển nhằm khắc phục những khó khăn của phương pháp ngoại suy. Phương pháp này tập hợp một nhóm chuyên gia được xem như có trực giác nhờ có vốn kỹ thuật của bản thân tưởng tượng hoặc suy diễn ra những phát minh và những đổi mới công nghiệp hoặc
xã hội trong tương lai căn cứ vào sự phát triển công nghiệp hoặc những nhu cầu đã biểu lộ.
Phương pháp trên có điểm yếu là sự bàn cãi giữa các chuyên gia với nhau có thể ảnh hưởng bất lợi cho những dự báo chính xác hơn nhưng thuộc thiểu số và làm lợi cho những dự báo sai nhưng được đa số tán thành.
- Phương pháp Delphi do hãng Rand đưa ra đã cho phép sửa chữa phần nào
yếu điểm trên. Người ta đưa ra cho một nhóm chuyên gia một bản câu hỏi về một vấn đề nào đó với kỳ hạn trung bình hoặc dài. Các chuyên gia gửi lại bản câu hỏi trong đó đã đưa ra ý kiến của mình mà không trực tiếp tranh luận với nhau. Sau đó một trọng tài lọc ra những điểm mà ý kiến của các chuyên gia là quá xa nhau và yêu cầu họ xem lại ý kiến của mình hoặc tiếp tục khẳng định nó.
Phương pháp Delphi đã được các chuyên gia đánh giá rất cao vì nó tương đối đơn giản trong áp dụng và còn có thể sử dụng được cả với những người không phải là chuyên gia. Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm yếu mà quan trọng nhất là tuy đưa ra được một danh mục các đổi mới có khả năng xảy ra nhưng lại không chỉ ra mối quan hệ giữa các đổi mới này.
- Phương pháp kịch bản là một cách để giải quyết khó khăn trên của phương
pháp Delphi. Xuất phát từ một khảo cứu cơ sở có tính chất tiên quyết, nhà dự báo tiến hành nghiên cứu một cách chi tiết để xem xét những kết quả thu được có thể liên kết với nhau một cách nhất quán như thế nào. Bằng cách thay đổi các xác suất xuất hiện và trọng số của mỗi tham số người ta sẽ thu được rất nhiều kịch bản khác nhau. Nhưng nếu có quá nhiều kịch bản thì sự lựa chọn của nhà dự báo và những người sử dụng sẽ rất khó khăn. Như vậy nhà dự báo cần phải hạn chế sự lựa chọn của mình ở một số ít kịch bản có nhiều khả năng xẩy ra nhất. Nếu tương lai là gần chắc chắn thì chỉ một kịch bản là đủ. Nếu tương lai có thể có những chỗ ngoặt khác nhau thì cần phải có nhiều kịch bản, ít nhất là hai-một hồng và một xám.
Ngoài các phương pháp chủ yếu nêu trên, trong công tác dự báo nhân lực KH-CN có thể sử dụng một số phương pháp khác sau đây :
a) Dự báo theo vốn đầu tư Khoa học-công nghệ:
Trong quá trình phát triển Khoa học-công nghệ, vốn đầu tư cho Khoa học- công nghệ là nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển các loại
hình Khoa học-công nghệ và nhu cầu nhân lực Khoa học-công nghệ trong tương lai ở từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Căn cứ vào tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư cho từng lĩnh vực công nghệ trong từng giai đoạn mà có thể dự báo sơ bộ về cơ cấu, qui mô nhân lực Khoa học-công nghệ cần thiết dựa trên tỷ suất vốn đầu tư Khoa học-công nghệ trên đầu nhân lực Khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ Khoa học-công nghệ.
Tổng mức đầu tư KH-CN Tỷ suất đầu tư (cho 1 NL qui đổi)
- Số NL hiện có
Số nhân lực tăng thêm =
Nếu số nhân lực Khoa học-công nghệ cần có bằng số nhân lực Khoa học- công nghệ hiện có thì nhu cầu tăng lên = 0.
b) Dự báo theo sản lượng và thị phần sản phẩm công nghệ
Số lượng nhân lực Khoa học-công nghệ cần có hoặc tăng thêm phụ thuộc rất lớn vào các dự báo (hoặc dự tính kế hoạch) sản lượng các sản phẩm Khoa học-công nghệ (tính ra giá trị tiền) và thị phần của các sản phẩm có.
Chẳng hạn số chuyên gia phần mềm vi tính cần tăng thêm phụ thuộc vào dự tính sản lượng phần mềm sẽ được sản xuất và tiêu thụ ở các thị trường trong và ngoài nước trong thời kỳ dự báo.
Số nhân lực tăng thêm =
Tổng giá trị sản lượng (tiền)
- Số NL hiện có Giá trị sản lượng (tiền) trên 1 NL qui đổi
c) Dự báo theo cơ cấu nhân lực điển hình trong 1 dây chuyền công nghệ hoặc một đơn vị nghiên cứu công nghệ
Trên thực tế có rất nhiều loại hình công nghệ khác nhau với các nhu cầu khác nhau về cơ cấu nhân lực (số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề...). Tuy nhiên để có thể dự báo nhân lực trong 1 loại hình công nghệ trong các giai đoạn tương lai chúng ta có thể suy rộng từ cơ cấu nhân lực điển hình của một loại
hình công nghệ hoặc một cơ sở nghiên cứu, đào tạo công nghệ từ đó có thể suy đoán số lượng nhân lực cho từng lĩnh vực công nghệ cho từng giai đoạn dự báo.
Số dây chuyền điển hình qui đổi
tăng thêm Số CB công nghệ
trong 1 dây chuyền điển hình X
Số CB tăng thêm =
d) Dự báo nhân lực theo so sánh quốc tế
Quá trình phát triển Kinh tế-xã hội và Khoa học-công nghệ ở các nước đều thể hiện cơ cấu và qui mô nhân lực Khoa học-công nghệ trong từng giai đoạn phát triển. Do đó chúng ta có thể dự báo qui mô và cơ cấu nhân lực Khoa học-công nghệ nói chung và các lĩnh vực công nghệ nói riêng qua quá trình phân tích so sánh với các nước khác đặc biệt là những nước có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển công nghệ, chính sách quốc gia, qui mô đầu tư vào các lĩnh vực Khoa học- công nghệ... trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và Khoa học-công nghệ. Nghiên cứu phương pháp luận và các phương pháp dự báo nhân lực Khoa học-công nghệ là những vấn đề khó khăn, phức tạp và còn mới mẻ đối với các nước, trong đó có nước ta. Để có được những số liệu khả dĩ đáng tin cậy cần phối hợp nhiều phương pháp để đối chiếu, so sánh, phân tích đưa ra được các kết quả khả dĩ và đáng tin cậy. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, việc xây dựng các kế hoạch dài hạn hoặc qui hoạch tổng thể về nhân lực chủ yếu sử dụng các phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo theo sản lượng, tốc độ tăng trưởng GDP hoặc so sánh quốc tế.