Về xã hội, cải cách quản lý đô thị:

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử - cntt và hoá chất tp.hcm đến năm 2015 (Trang 42)

I. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÓA

h) Về xã hội, cải cách quản lý đô thị:

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nếu tính theo tỷ giá cố định năm 1994 là 1 USD – 7.500 VNĐ thì GDP bình quân đầu người/năm của Thành phố năm 2000: 1.365 USD; năm 2001: 1.460 USD; năm 2002: 1.558 USD; năm 2003: 1.675 USD; năm 2004: 1.800 USD; năm 2005: 1.920 USD.

Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được kết quả khả quan. Đến cuối năm 2005, Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo ở mức thu nhập cũ và hiện đang phấn đấu giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới (6 triệu đồng/người/năm) và ước tính theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2005 giảm xuống còn 6,6%.

Thành phố còn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính với chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010, được tiến hành từ năm 2001 đến nay. Chương trình cải cách thủ tục hành chính gồm 4 nội dung :

∗ Cải cách thể chế và thủ tục hành chính. ∗ Cải cách tổ chức, bộ máy.

∗ Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. ∗ Cải cách tài chính công.

Các chương trình này đã thu được một số kết quả ban đầu như:

Một là, Cải tiến và hoàn chỉnh các thủ tục, quy trình tiếp nhận và giải quyêt

các dịch vụ hành chính công; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư, nhà đất và xây dựng, thu chi ngân sách. Nhiều thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa, mẫu hóa. Quy trình giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và công dân đã được cải tiến, rút ngắn thời gian, hạn chế phiền hà cho tổ chức và công dân khi có nhu cầu liên hệ công tác.

Hai là, Cơ chế hành chính một dấu, một cửa ở các quận, huyện và một cửa ở

phí quản lý hành chính ở các đơn vị có hiệu quả; qua đó, góp phần động viên cán bộ, công chức gắn bó với công việc mới.

Ba là, Việc ứng dụng công nghệ thông tin và ISO trong quản lý hành chính

Nhà nước và phục vụ nhân dân được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện. Việc tách dịch vụ công – hành chính công ở các đơn vị được chọn làm thí điểm bước đầu có kết quả.

Bốn là, Công tác tin học hóa và giải quyết thủ tục hành chính qua mạng bước

đầu đạt được khả quan. Đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với các doanh nghiệp thông qua mạng là một cầu nối thông tin quan trọng và có xu hướng phát triển.

Sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trên đây đã tạo ảnh hưởng đến lao động, nguồn lao động với các nội dung:

+ Mở rộng quy mô phát triển các ngành cũ, hình thành các ngành mới, từ đó mở rộng quy mô làm việc, phát triển loại hình lao động mới và đồng thời đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với lao động làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về chất lượng lao động, về mức độ ổn định lao động.

+ Tăng thu nhập, mức sống dân cư, từ đó tăng khả năng nâng cao chất lượng nguồn đào tạo lao động Thành phố từ khả năng đảm bảo các điều kiện y tế, giáo dục, đào tạo; song đồng thời thay đổi giá cả sức lao động theo hướng nâng lên.

+ Tạo áp lực gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quá trình phát triển hệ thống thị trường để phân bổ các nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, đặt ra yêu cầu hệ thống thị trường thành phố Hồ Chí Minh cần có sự biến đổi tương thích về chủng loại, quy mô thị trường để tổ chức quá trình phân phối nguồn lực ở trình độ cao hơn.

+ Phải nhanh chóng tạo sự biến đổi về lao động, nguồn lao động là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hiện tại và yêu cầu phát triển các ngành công nghệ cao, ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn của Thành phố trong tương lai.

Cùng với sự biến đổi về lao động, nguồn lao động, quá trình hình thành, phát triển thị trường lao động Thành phố cũng có những ảnh hưởng và biến đổi cơ bản:

Một là, Sự phát triển của các ngành nghề, các hoạt động kinh doanh với sự đa dạng, phức tạp của nó đã làm biến đổi hệ thống thị trường lao động Thành phố theo hướng:

+ Tiếp tục mở rộng quy mô, chủng loại thị trường lao động theo ngành, nghề và hoạt động kinh doanh bao gồm ngành nghề kinh doanh hợp pháp, có đăng ký và chưa hợp pháp, không đăng ký.

+ Sự phát triển hoặc tự phát hoặc có tổ chức của các đơn vị đào tạo, môi giới, cung ứng lao động tham gia vào thị trường lao động Thành phố.

Hai là, Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội quá nhanh so với khả năng quản lý,

kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước. Thành phố đã làm quá trình phát triển thị trường lao động trong nhiều trường hợp vượt khỏi tầm kiểm soát, định hướng và rơi vào tình trạng tự phát; từ đó, khả năng xác lập sự cân bằng cung – cầu thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh bị hạn chế, tạo ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình thực hiện các nội dung phát triển kinh tế Thành phố.

Ba là, Do hệ thống, thể chế kinh tế, trong đó có thể chế lao động Việt Nam

vận dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều điểm chưa hoàn hảo, cùng với việc các thể chế tài chính chưa hoàn thiện đã giảm độ ổn định các yếu tố cung – cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường sức lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Sự chưa ổn định các yếu tố thị trường lao động đã hạn chế ảnh hưởng tích cực của thị trường trong các nội dung điều tiết, điều chỉnh quá trình phân bổ lao động theo yêu cầu sử dụng lao động Thành phố Hồ Chí Minh.

Bốn là, Sự phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các đơn vị, tổ chức khác trong và ngoài nước đã mở rộng phạm vi thị trường. Ảnh hưởng thị trường lao động thành phố không bó hẹp trong vị trí địa lý hành chính mà phát triển ra các tỉnh, khu vực khác trong nước; ra các quốc gia có quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam và với Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử - cntt và hoá chất tp.hcm đến năm 2015 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)