I. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÓA
d) Về khu vực công nghiệp – xây dựng:
Trong 5 năm 2001 – 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm, chiếm tỉ trọng gần 30% so công nghiệp cả nước nhưng công nghiệp Thành phố mới đạt được sự thay đổi về số lượng và còn chậm thay đổi về chất lượng. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động; còn những ngành có hàm lượng chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo …), tuy có tăng, nhưng tỷ trọng còn rất khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, 7 ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất trong cơ cấu công nghiệp chế biến của Thành phố là: chế biến thực phẩm và đồ uống, nhựa cao su, hóa chất, may mặc, da giày, dệt, máy móc thiết bị điện. Từ năm 2001, Thành phố đã triển khai “Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực” góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố theo hướng ngày càng hiện đại hóa và thâm dụng vốn, công nghệ. Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố đã phát triển theo xu hướng chuyển dịch sang các lĩnh vực hiện đại, mặc dù sự dịch chuyển này còn khá chậm.
Trong lĩnh vực xây dựng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 11,86% trong giai đoạn 2001 – 2005, tuy có chậm hơn các ngành công nghiệp, nhưng cao hơn giai đoạn 1996 – 2000 (< 10%). Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành xây dựng trong khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 10,3% năm 2004.
Khu vực nông nghiệp, trong nông nghiệp, cơ cấu cũng chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của thủy hải sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt: chăn nuôi 32,3%; thủy sản 29,5%; trồng trọt 27,9%, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp 8% và lâm nghiệp 2,3%. Một số sản phẩm nông nghiệp thuộc chương trình “hai cây, hai con” đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp Thành phố. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp, với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng…
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông – lâm – ngư – nghiệp hiện nay chỉ chiếm
6,3% tổng lao động làm việc trên địa bàn Thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn. Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.