Về hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ:

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử - cntt và hoá chất tp.hcm đến năm 2015 (Trang 41)

I. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÓA

g) Về hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ:

- Hoạt động giáo dục: mở rộng ở các cấp học, bậc học. Toàn ngành giáo

dục và đào tạo Thành phố hiện nay có 1.425 đơn vị trường học với khoảng 1,2 triệu học sinh, sinh viên các ngành học, bậc học. Số cán bộ, giáo viên là 52.534 người, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, phổ thông đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 97,5% và toàn ngành hiện nay có 252 Thạc sĩ, 09 Tiến sĩ.

Các cơ sở đào tạo dạy nghề phát triển nhanh và nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố tham gia hoạt động đào tạo dạy nghề theo hình thức độc lập hoặc liên kết. Nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề ở quy mô và trình độ đào tạo. Trong 5 năm 2001- 2005, Thành phố thành lập và đăng ký mới trên 100 cơ sở dạy nghề, nâng tổng số cơ sở dạy nghề đến năm 2005 là 290 cơ sở, tăng 1,5 lần so với thời điểm đầu kế hoạch. Mạng lưới này phân bố khắp 24 quận, huyện, có quy mô đào tạo trên 30.000 học sinh công nhân kỹ thuật và 300.000 học viên ngắn hạn.

- Hoạt động Khoa học-Công nghệ: Thành phố đã phát trển với các nội dung

đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, đồng thời tập trung những công trình trọng điểm, phục vụ chuyển dịch cơ cấu, tăng sức cạnh tranh của kinh tế Thành phố. Các chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hội nhập tiếp tục được thực hiện. Chợ tư vấn khoa học – công nghệ và quản lý đã được tổ chức trên điạ bàn Thành phố và trong trang web của Thành phố; bình quân mỗi tháng có trên 100 ngàn lượt truy cập của khách hàng để tìm mua thiết bị, công nghệ. Chương trình chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu tiếp tục được triển khai. Sự gắn kết giữa khoa học với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã có bước tiến bộ mới, tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học ngày càng tăng (đạt khoảng 60% - 80%). Sự liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý Nhà nước được hình thành, thị trường khoa học công nghệ được tạo lập qua việc tổ chức chợ thiết bị và công nghệ,

tư vấn,… bước đầu tạo ra những công nghệ, thiết bị mới, thay thế nhập khẩu với chi phí thấp, góp phần tăng thêm năng lực và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử - cntt và hoá chất tp.hcm đến năm 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)