I. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÓA
f) Về kinh tế đối ngoại, kinh tế dân doanh:
Một là, Xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng khá,
bình quân 14,5%/ năm; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 42 tỷ USD (nếu trừ dầu thô đạt 18,7 tỷ USD, tăng bình quân 11,2%/năm); tỷ trọng xuất khẩu/GDP, xuất khẩu tính theo đầu người đạt hơn 1.900 USD (năm 2005); thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhất là thị trường mới ở Bắc Mỹ, Châu Âu; trong đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thành phố vài năm gần đây; một số thị trường lớn khác như Singapore, Trung Quốc tương đối ổn đinh. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp (không kể dầu thô) trong cơ cấu hàng xuất khẩu khá cao; sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, nhất là các sản phẩm công nghiệp chế tác (như sản phẩm điện, điện tử, phần mềm, gỗ, nhựa…). Ngoài xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ trên địa bàn Thành phố đã bước đầu khẳng định được vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, loại hình dịch vụ xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn; ngoài du lịch, đã hình thành nhiều dịch vụ xuất khẩu khác như xuất khẩu lao động, đào tạo, Y tế… Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Thành phố tuy thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là bình quân 20%/năm nhưng phù hợp với diễn tiến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này.
Hai là, Kim ngạch nhập khẩu Thành phố tăng bình quân 12,2%/năm giai đoạn 2001 – 2005. Về cơ cấu hàng nhập khẩu cho thấy nguyên vật liệu và máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (gần 90%) và xu thế cơ cấu thị trường nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần máy móc thiết bị, phụ tùng từ các quốc gia trung gian để nhập khẩu trực tiếp từ những thị trường các nước phát triển, với trình độ công nghệ cao như Mỹ, Nhật, EU.
Ba là, Đầu tư nước ngoài trong những năm qua bước đầu có cải thiện.
Lượng vốn FDI cam kết đầu tư vào Thành phố tăng từ 224 triệu USD năm 2000 lên 459 USD triệu năm 2004.
Lượng vốn tín dụng phát triển chính thức (ODA) trong 5 năm 2001 – 2005 được giải ngân đạt trên 1 tỷ USD. Nhiều công trình đầu tư bằng nguồn vốn này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Ngày càng có nhiều dự án ODA hướng đến sự phát triển bền vững, bảo vệ, cải thiện môi trường, đào tạo nguồn nhân lực như dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Tân Hóa – Lò Gốm…
Tổng số lượt khách quốc tế đến Thành phố tăng từ 1,1 triệu lượt người năm 2000 lên 6 triệu lượt người năm 2004 (tăng bình quân 14%/năm, đạt 54% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm). Tổng doanh thu từ du lịch năm 2004 đạt 10.812 tỷ đồng chiếm trên 40,8% doanh thu ngành du lịch Việt Nam, góp phần đáng kể vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ.
Bốn là, Khu vực kinh tế dân doanh Thành phố có sự phát triển mạnh mẽ,
năng động đã vượt qua khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để trở thành khu vực đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. Trong năm 2004, kinh tế dân doanh tăng trưởng đạt 14,1%, kinh tế Nhà nước là 8,8% và đầu tư nước ngoài là 12,0%. Trong tốc độ tăng trưởng chung 11,6% năm 2004, khu vực kinh tế dân doanh đóng góp 5,5% (chiếm 47,5%), kinh tế nhà nước là 3,8% và đầu tư nước ngoài là 2,3%. Trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế dân doanh tăng trưởng đến 22% so với 13 % của khu vực nhà nước và 12% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, mỗi tháng trên địa bàn Thành phố có gần 1.000 doanh nghiệp dân doanh mới ra đời, với tổng số vốn đăng ký trong năm 2004 là hơn 20 ngàn tỷ đồng. Có thể nói, sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp, nhân dân
Thành phố là động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Thành phố trong những năm gần đây.