NGHIỆP TRỌNG YẾU TRÊN ĐỊA BÀN (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ
1. Thực trạng về cơ sở đào tạo
Tổng số các trường/cơ sở đào tạo trong các năm qua:
Bảng 13: Số lượng các trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề
(Cơ khí, Điện tử-CNTT- Hóa chất) theo các năm tính đến 31/12/2007.
Năm học
Các trường TCCN, TCN, các trường Đại học và Cao đẳng có dạy
nghề (công lập và ngoài công lập)
Cơ sở dạy nghề ngắn hạn (kể cả các cơ sở sản xuất có tham gia đào tạo ngắn hạn)
2004 - 2005 34 94
2005 - 2006 52 110
2006 - 2007 67 135
- Số lượng trường Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề tại Thành phố đã được phát triển khá tốt, bao gồm đủ các loại hình công lập và ngoài công lập. Qui mô đào tạo không ngừng mở rộng với các ngành nghề đào tạo đa dạng trên các lĩnh vực góp phần tích cực cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt hệ thống các trường ngoài công lập được liện tục phát triển trong thời gian gần đây, chứng tỏ vị trí và vai trò của dạy nghề tiếp tục được khẳng định, chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa đã mang lại kết quả trong việc huy động nguồn lực của xã hội cho sự phát triển dạy nghề.
- Ngoài ra, trong tổng số các trường nêu trên, tỷ lệ trường có đào tạo các ngành trọng điểm như sau:
+ Cơ khí: 70%
+ Điện tử - công nghệ thông tin: 78%
+ Hóa chất: 12 %
Như vậy ta thấy, tỷ lệ các trường có đào tạo ngành hóa chất vẫn đang còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay.
- Bên cạnh đó, trường Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề tại Thành phố chưa có quy hoạch tổng thể hợp lý mạng lưới trên địa bàn, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở tổ chức đào tạo cùng một lĩnh vực, nhiều đầu mối quản lý dẫn đến
phân tán nguồn lực, phức tạp trong quản lý và kém hiệu quả. Nói chung, quy hoạch mạng lưới các trường/cơ sở đào tạo còn nhiều bất cập gây nên nhiều bất hợp lý về ngành nghề và quy mô đào tạo.
2. Về quy mô học sinh Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề nghề
Bảng 14: Quy mô đào tạo hàng năm trong giai đoạn 2004 – 2007
(Đơn vị tính: học sinh) Năm học 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Ngành Cơ khí Điện tử - CNTT Hóa chất Cơ khí Điện tử - CNTT Hóa chất Cơ khí Điện tử - CNTT Hóa chất Quy mô HS TCCN 2255 1950 450 2500 2350 555 3500 3000 650 TCN 1950 1560 180 1850 1900 230 2300 1890 350 Trong đó Sơ cấp 5550 6590 357 6120 7820 450 7700 8600 560 Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng trong hơn chục năm qua, nhất là trong
khoảng 5 năm gần đây, việc củng cố, phát triển các trường công lập, khuyến khích và tạo điều kiện mở các loại hình trường ngoài công lập, đa dạng hóa các loại hình đào tạo,… đã góp phần làm cho quy mô đào tạo tăng lên hàng năm. Không những số lượng các cơ sở đào tạo tăng lên, trong đó chủ yếu là số trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập, mà điều qua trọng hơn là hàng năm số lượng tuyển sinh và quy mô đào tạo cũng tăng lên đáng kể. Điều đó phản ánh một thực trạng khách quan là nhu cầu đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề đã và đang tiếp tục tăng lên.
Mặc dù cơ cấu tuyển sinh đã và đang dần dần được điều chỉnh nhưng nói chung vẫn cón rất bất hợp lý do nhu cầu đào tạo nghề.
3. Thực trạng chất lượng đào tạo các ngành công nghiệp trọng yếu hiện nay
Do hiện nay chưa có tiêu chuẩn đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề; các trường dựa vào chương trình khung đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh – Xã hội ban hành để xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện chung và cuối cùng đánh giá thành tích học sinh dựa vào mục tiêu đào tạo được xác định trong chương trình đào tạo. Việc đánh giá thành tích học sinh (quá trình và tốt nghiệp) không có căn cứ thống nhất chung trong cả nước, chủ yếu vẫn là do từng cơ sở giáo dục, thậm chí từng giáo viên bộ môn soạn câu hỏi kiểm tra và đề thi nên khó đảm bảo được tính khách quan trong kết quả đánh giá. Vì vậy, đề tài không tổ chức soạn hay lựa chọn câu hỏi, đề thi để kiểm tra, đánh giá trực tiếp thành tích, chất lượng học sinh tốt nghiệp, trao đổi phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý trường, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá phân loại của các trường đối với học sinh của trường mình và những nhận định của một số đề tài khác để có đánh giá một cách tổng quát chất lượng học sinh tốt nghiệp.
Khi đánh giá về năng lực, phẩm chất của những học sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề về làm việc tại doanh nghiệp trong 5 năm vừa qua, các cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo (đính kèm phụ lục 6, phụ lục 7) về cơ bản đánh giá đạt mức trung bình và khá.
• Về trình độ kiến thức lý thuyết
Bảng 15 dưới đây cho thấy chỉ có tỷ lệ thấp (14,5%) các ý kiến của cán bộ quản lý doanh nghiệp đánh giá trình độ kiến thức lý thuyết của học sinh tốt nghiệp là tốt, 27,3% cho là trung bình và gần ½ số ý kiến cho là khá. Tỷ lệ ý kiến của cán bộ quản lý doanh nghiệp đánh giá trình độ lý thuyết của học sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp đạt mức khá trong lĩnh vực Điện tử (80%) và Cơ khí (54,5%) là cao hơn so với trong lĩnh Hóa chất
Bảng 15: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp về trình độ kiến thức lý thuyết
Lĩnh vực chuyên môn người trả lời Mức đạt
Cơ khí Điện tử -CNTT Hóa chất Ý kiến chung