I. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÓA
b) Lao động ngành công nghiệp, xây dựng:
Lao động trong các cơ sở công nghiệp:
Hoạt động ngành công nghiệp Thành phố được thực hiện qua nhiều loại hình, gồm các loại hình của các thành phần kinh tế sau:
- Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp, xây dựng.
- Công ty, doanh nghiệp cổ phần, tư nhân trong công nghiệp, xây dựng. - Công ty, doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài trong công nghiệp, xây dựng.
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể hoặc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặc biệt: các doanh nghiệp đoàn thanh niên, lực lượng
thanh niên xung phong Thành phố; các doanh nghiệp hội nhập cộng đồng người sau cai nghiện, các doanh nghiệp quốc phòng.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp mang tính chất cá thể, hộ gia đình. - Các hợp tác xã sản xuất công nghiệp.
Nếu tính cả hoạt động của các tập đoàn kinh tế (mới thành lập) thì hiện nay các loại hình tổ chức sản xuất công nghiệp, xây dựng hợp pháp ở Việt Nam đều có mặt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, việc phân bổ lao động trong các ngành công nghiệp cũng có những điểm đặc thù của nó, được phân tích qua số liệu biểu sau:
Bảng 9: Lao động trong các loại hình tổ chức sản xuất công nghiệp Thành
phố năm 2004 (Đơn vị tính: Cơ sở) Loại hình Ngành Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở cá thể Doanh nghiệp có vốn nước ngoài - Tổng số 163.871 4.544 305.220 182.837 274.515
- Công nghiệp khai thác 965 401 2.055
- Công nghiệp chế biến 153.534 4.544 304.777 180.782 273.974 - SX và phân phối điện
nước 9.372 42 541
(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004)
Số liệu trên phản ánh tình hình phân bổ lao động công nghiệp theo các loại hình thuộc các thành phần kinh tế:
- Loại hình tổ chức công nghiệp thu hút lao động nhiều nhất hiện nay là các
doanh nghiệp công nghiệp tư nhân với số lượng 305.220 lao động, chiếm tỷ lệ trong 30% trong cơ cấu lao động công nghiệp. Nếu tính cả lao động trong cơ sở công nghiệp Thành phố, tổng số lao động tư nhân, cá thể là 485.614 và chiếm tỷ trọng 47%.
Lao động tổ chức tư nhân, cá thể sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến: 99,8% đối với doanh nghiệp tư nhân; 98,8% đối với
cơ sở sản xuất công nghiệp. Số còn lại là ngành công nghiệp khai thác, chủ yếu là khai thác cát xây dựng.
- Lao động công nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 274.515 lao động và tỷ lệ 27% trong cơ cấu lao động công nghiệp. Lao động công nghiệp trong khu vực này chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, một số ít hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện nước.
- Lao động công nghiệp trong doanh nghiệp công nghiệp nhà nước đứng
thứ 3 với tổng số 163.871 lao động và chiếm tỷ trọng 15% trong cơ cấu lao động. Sự phân bổ lao động trong khu vực kinh tế nhà nước cũng tương tự như các khu vực khác: chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến (94%), sau đó là ngành sản xuất, phân phối điện nước và công nghiệp khai thác.
Từ hiện trạng phân bổ lao động công nghiệp thành phố, có nhận định:
Một là, Sự phát triển công nghiệp ngoài nhà nước và công nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài ở Thành phố trong những năm qua đã thu hút một số lượng lớn lao động công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó giữ vai trò quyết định trong giải quyết việc làm cho lao động công nghiệp tại chỗ, lao động công nghiệp nhập cư (với tỷ trọng lao động cả hai khu vực này là 74% trong cơ cấu) và nâng mức hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai là, Tính hấp dẫn và khả năng thu hút lao động làm việc trong hai khu
vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài có cải thiện, nâng lên, quy trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động và thù lao lao động có cải tiến, điều chỉnh có phù hợp với đặc điểm của nguồn lao động trẻ, có nhu cầu tìm kiếm việc làm, chưa có kinh nghiệm, ít được đào tạo cơ bản về nghề nghiệp.