I. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU (CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÓA
B ảng 11: Cơ cấu lao động công nghiệp theo thành phần
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
- Kinh tế nhà nước 20 19 18 17
- Kinh tế tập thể 02 01 02 02
- Kinh tế tư nhân 30 30 32 32
- Kinh tế cá thể 25 24 20 20
- Kinh tế có vốn nước ngoài 23 25 28 29
(Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2004 và theo tính toán của nhóm nghiên cứu đề
Bảng 12: Cơ cấu lao động công nghiệp theo ngành
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
- Công nghiệp khai thác 1 0,5 0,5 0,5
- Công nghiệp chế biến 98 98,5 98,5 98,5
- Sản xuất, phân phối điện nước 01 01 01 01
(Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2004 và theo tính toán của nhóm nghiên cứu đề
tài)
Các số liệu, chỉ tiêu phân tích biến đổi lao động công nghiệp Thành phố giai đoạn 2001 – 2004 cho thấy quy mô lao động công nghiệp Thành phố tăng qua các năm, song theo xu hướng giảm dần cả mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng. Xu hướng này phản ánh đã có sự thay đổi trong nội dung chuyển dịch lao động và phân bổ nguồn lao động cho phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố
Thay đổi trong chuyển dịch lao động nhập cư vào bộ phận lao động công nghiệp Thành phố với xu hướng quy mô dịch chuyển của nguồn này giảm dần do:
- Nhu cầu lao động ngành công nghiệp Thành phố không tăng và yêu cầu về năng lực, trình độ lao động công nghiệp lên khi Thành phố đẩy mạnh nội dung phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp chiến lược. Đây là những ngành thâm dụng vốn, kỹ thuật.
- Lao động nhập cư, bộ phận chủ yếu trong cơ cấu nguồn lao động với đặc điểm trẻ nhưng hầu hết không qua đào tạo nên chỉ có thể bổ sung lao động phổ thông mà nhu cầu lực lượng lao động này đã bão hòa và có xu hướng giảm dần. Do vậy, ngay trong bộ phận lao động nhập cư cũng có sự điều chỉnh tự phát trong tìm kiếm việc làm ngoài ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hoặc di chuyển từ lao động công nghiệp Thành phố về địa phưong cư trú của mình.
- Thay đổi trong phân bổ nguồn lao động theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: hình thành cơ cấu dịch vụ, công nghiệp – nông nghiệp; trong đó, phát triển mạnh các ngành dịch vụ phát huy lợi thế trung tâm kinh tế - xã hội và đầu mối giao thông của khu vực Nam Bộ.
- Khác với sự biến đổi quy mô lao động ngành, nội dung lao động trong các ngành công nghiệp Thành phố hầu như không có sự biến động về tỷ trọng lao động các ngành khai thác, chế biến, sản xuất và phân phối điện nước.
Tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến là lớn nhất và hầu như không có sự biến động qua các năm (98%, 98,5%, 98,5%, 98,5%). Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, lao động công nghiệp cũng chỉ tập trung vào một số ngành truyền thống có thế mạnh trước đây của Thành phố như chế biến thực phẩm, dệt, may, thuộc da và sản xuất các loại valy, túi xách, chế biến sản phẩm từ cao su, kim loại…
Tình trạng “đóng băng” cơ cấu lao động theo các ngành công nghiệp cũng xảy ra tương tự đối với cơ cấu lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế. Song ở đây, mức độ có nhẹ hơn bởi có sự biến động không lớn nhưng tương đối rõ về hướng tăng, giảm tỷ trọng của các bộ phận, cụ thể là:
- Tỷ trọng lao động khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế cá thể giảm dần. Nguyên nhân do các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đang trong quá trình cấu trúc lại, các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể chuyển sang loại hình kinh tế cơ sở công nghiệp của các nhà đầu tư đã giảm.
- Tỷ trọng lao động khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn nước ngoài tăng dần, phản ảnh quy mô việc làm cả hai khu vực này tăng lên nhưng đồng thời phản ảnh thực tế về sự lựa chọn chỗ làm việc hấp dẫn, phù hợp nhu cầu của lao động Thành phố hiện nay.
Những nội dung phân tích trên cho thấy sự biến đổi lao động khu vực công nghiệp Thành phố không đủ tạo sự thay đổi cơ bản trong phát triển công nghiệp theo cơ cấu kinh tế Thành phố cũng như cơ cấu các ngành công nghiệp. Hiện trạng này có nguyên nhân từ xu hướng chuyển dịch cũng xảy ra ở nội dung tìm kiếm việc làm của lực lượng lao động nhập cư (để dẫn đến mức tăng tuyệt đối lao động công nghiệp) và lao động tìm kiếm việc làm tập trung vào những khu vực có thu nhập cao hoặc điều kiện, cơ hội có việc làm … như: khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.