2. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa
3.1.4 Thách thức
Việc quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa nghệ thuật chưa đồng bộ với quy hoạch chung của thành phố, chưa có tính khoa học, tính khả thi, còn nhiều lúng túng trong thời gian qua, nay đang trở thành thách thức lớn đối với tiến trình xã hội hóa hoạt động nghệ thuật.
Lĩnh vực được ghi nhận là thành công nhất là hoạt động của các sân khấu kịch nói ngoài công lập, thế nhưng những “bầu gánh” vẫn không khỏi nơm nớp phập phồng có thể mất đất diễn bất kỳ lúc nào, bởi vì tất cả đều thuê mướn một phần của đơn vị văn hóa của Nhà nước (chỉ trừ sân khấu 5B gắn với Hội sân khấu). Những nghệ sĩ tâm huyết với nghề cũng chỉ đủ sức đầu tư “vốn lưu động” để xây dựng vở diễn và tổ chức biểu diễn thường xuyên, chứ khó có thể đầu tư “vốn cố định” để xây dựng một rạp hát, nhà hát của riêng mình. Như vậy, thực chất của việc ra đời của hàng loạt các đơn vị hoạt động nghệ thuật ngoài công lập ấy cũng chỉ là do các nhóm nghệ sĩ tự tập hợp lại, tự tổ chức quản lý để tổ chức biểu diễn không nhờ vào kinh phí Nhà nước, chứ chưa xây dựng được thiết chế văn hóa ngoài công lập với đầy đủ ý nghĩa. Nếu duy trì mãi tình trạng không “an cư” này thì liệu rằng các sân khấu này còn duy trì hoạt động hiệu quả như 15 năm qua được không?
Hầu hết các đơn vị nghệ thuật của Nhà nước đều trong tình trạng không có điểm diễn ổn định để tạo nên một địa chỉ quen thuộc cho công chúng, từ đó mà xác lập thương hiệu như một số địa chỉ gắn với thương hiệu mà tư nhân đã xác lập được như một sân khấu 5B Võ Văn Tần, một sân khấu Idecaf, một sân khấu Phú Nhuận và cả một sân khấu Hoàng Thái Thanh rất non trẻ ở đường Lê Quý Đôn.
Chỉ riêng Nhà hát Trần Hữu Trang ở rạp Hưng Đạo, đoàn Múa rối thành phố ở rạp Măng Non, rạp Bạt xiếc (đoàn Xiếc thành phố) ở công viên 23/9 là ít nhiều đã tạo dựng được “thương hiệu” gắn với những địa điểm tương đối ổn định ấy. Thế nhưng giờ đây, rạp Hưng Đạo đang được xây lại trở thành Trung tâm biểu diễn nghệ thuật dân tộc, chưa biết đến bao giờ sân khấu cải lương mới
có một trung tâm biểu diễn xứng tầm với một thành phố trung tâm của Nam bộ. Hiện tại thì các nghệ sĩ cải lương “không biết đi về đâu”, bởi vì rạp Thủ Đô ở quận 5 được tạm thời làm điểm diễn cho nhà hát Trần Hữu Trang thì không đủ điều kiện để thu hút công chúng đến với cải lương, các nhóm liên kết thì nay không ai còn muốn liên kết để tổ chức biểu diễn ở rạp Thủ Đô. Đoàn Múa rối thì mất hẳn rạp Măng Non, không có một nơi chốn để trú chân, để tập dợt, nói gì đến biểu diễn. Trong tình cảnh đó, các nghệ sĩ lần lượt bỏ đoàn để “đầu quân” vào đơn vị ngoài Nhà nước là nhà hát múa rối Rồng Vàng. Đoàn Xiếc thành phố vẫn trông chờ một nhà hát Xiếc hiện đại ở Phú Thọ (quận 11), vì vậy vẫn trong trạng thái chưa an cư. Nhà hát kịch thành phố thì có một nơi biểu diễn ổn định nhưng lại không sáng đèn thường xuyên, cho đến nay rạp Công Nhân vẫn chưa trở thành được một địa chỉ quen thuộc trong lòng công chúng nghệ thuật kịch nói.
Ở lĩnh vực điện ảnh, nhà quản lý của một hãng phim tư nhân đã bày tỏ sự lo ngại: “Hệ thống rạp của tư nhân được đầu tư cơ sở vật chất rất tốt và hút người ta (ghế của các rạp tư nhân thì ngồi êm, thoải mái, có đầy đủ nước uống, thức ăn, máy lạnh…), còn rạp của mình (Công ty Điện ảnh Thành phố) thì chuột chạy dưới chân làm ảnh hưởng đến khách xem phim, nhiều khi đi xem còn bị mất giỏ xách, giày dép… Nó là một tập đoàn tập hợp lại làm sao không mạnh hơn mình, mình chỉ là cá nhân tự phát, nghệ sĩ máu nghề nên tự phát thôi... Ta phải kiện toàn lại cơ sở vật chất thì mới đứng vững được”1.
Như vậy, quy hoạch để xây dựng cho được một hệ thống thiết chế văn hóa nghệ thuật bao gồm cả công lập và ngoài công lập vẫn đang là một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa ở thành phố.