Nhận xét từ thực tiễn xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa đời sống

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 117)

2. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa

3.3 Nhận xét từ thực tiễn xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa đời sống

3.3.1 Những kết quả tốt

+ Nếu từ tình hình chưa có nhiều thư viện ngoài công lập, Nhà Văn hóa ngoài công lập ra đời, hoạt động sôi nổi như các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập, mà đưa ra nhận định rằng lĩnh vực văn hóa đời sống chưa được xã hội hóa thì thiết nghĩ, đó là một một nhận định chưa thật thỏa đáng.

- Bản chất hoạt động Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa là hoạt động văn hóa của cộng đồng. Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa phải lan tỏa hoạt động khắp các tầng lớp xã hội, làm cho mọi người dân tham gia vào hoạt động, huy động tiềm năng trí tuệ, vật chất của toàn xã hội đầu tư vào hoạt động đó, đồng thời họ được hưởng lợi bằng chính sự tham gia của mình. Hoạt động Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa không thể thiếu các Câu lạc bộ đội nhóm, không thể thiếu hoạt động văn nghệ quần chúng. Trước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa thì những hoạt động đầy tính xã hội ấy vẫn đã diễn ra ở khắp các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa. Đó cũng chính là sức sống, là lý do tồn tại của hệ thống nhà văn hóa, trung tâm văn hóa. Ở TP. Hồ Chí Minh, khi thực hiện chủ trương xã hội hóa thì các hoạt động ấy càng phát triển sôi nổi, đa dạng hơn ở các Trung tâm Văn hóa từ thành phố đến quận, huyện. Tại báo cáo “Hoạt động xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa thông tin” năm 2008 của Sở Văn hóa - Thông tin đã ghi: “Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa quận, huyện, phường xã là những đơn vị sự nghiệp, đã chủ động trong việc xã hội hoá các hoạt động phục vụ vui chơi giải trí lành mạnh ở cơ sở. Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nhờ sự mạnh dạn kêu gọi hợp tác đầu tư của Nhà nước, hệ thống các thiết chế văn hóa TP. Hồ Chí Minh từ cấp thành phố đến quận, huyện, phường, xã đều có nhiều thành phần kinh tế tham gia, xây dựng và mở rộng các dịch vụ văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị. Hệ thống thiết chế văn hóa ngoài công lập (như điểm sáng văn hóa) được phát triển trong các khu phố, khu dân cư. Nhà nước tập trung quản lý về mặt nội dung hoạt động cũng như theo dõi việc thực hiện các quy định của Nhà nước tại các thiết chế văn hóa công lập và ngoài công lập”.

- Cũng tương tự như vậy, hoạt động thư viện tự thân đã là của xã hội, nếu xét về mục đích của hoạt động thư viện. Ngay khi chưa có chủ trương xã hội hóa, đã có hoạt động “Túi sách lưu động” đưa đến những vùng sâu, vùng xa. Đến khi thực hiện chủ trương xã hội hóa thì có “xe sách lưu động”, rồi có những ngày hội sách tưng bừng. Trong năm 2011, 2012 vừa qua có đường sách Nguyễn Huệ song hành “khoe sắc” cùng đường hoa Nguyễn Huệ.

- Bản thân khái niệm lễ hội, giá trị văn hóa của lễ hội càng khẳng định đây vốn là hoạt động của cộng đồng, chứ không của riêng Nhà nước hay của một tổ chức nào. Vì vậy, khái niệm xã hội hóa lễ hội có thể được hiểu là xã hội hóa quyền tổ chức, quản lý, sáng tạo ý tưởng lễ hội. Sau khi có chủ trương xã hội hóa, ở TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện khá nhiều tổ chức ngoài công lập hoạt động tổ chức lễ hội và sự kiện. Ban tổ chức lễ thành phố hoặc các ngành, các cơ quan muốn tổ chức lễ thì dễ dàng có sự lựa chọn giữa các đơn vị có chức năng bao gồm hệ thống Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa công lập và các đơn vị tổ chức lễ hội và sự kiện ngoài công lập. Rõ ràng lễ hội ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Điều quan trọng hơn là ngày nay mỗi loại lễ hội đều có sức thu hút công chúng của riêng mình, không còn cảnh các lễ mít-tinh của Nhà nước tổ chức thường “lèo tèo” người tham dự, Ban tổ chức lễ phải dùng quyền lực của cơ quan quản lý để huy động cho được lực lượng lắp đầy khán phòng.

Vì vậy, theo chúng tôi có thể nhận định xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đời sống đã góp phần tích cực làm cho “đời sống văn hóa của người dân phong phú hơn”. Nhận định này đã được 92,9% ý kiến trong số người hoạt động trong lĩnh vực này khi được hỏi đã đồng tình. Và có đến 75% ý kiến đồng tình với nhận định là xã hội hóa đã đem lại “số lượng sản phẩm văn hóa nhiều hơn”. Cả hai tỷ lệ này đều cao hơn nếu so sánh với ý kiến của những người được hỏi đang hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật (92,9% so với 82,5%; 75% so với 61,9%) (bảng 2.3.1).

+ Xét ở góc độ khác, xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa đời sống ở Thành phố trong thời gian qua đã có đóng góp đáng kể vào việc tạo nguồn thu cho ngân sách Thành phố, như các Công viên văn hóa - du lịch, các công ty tổ chức lễ hội và sự kiện ngoài công lập. Kể cả hệ thống nhà văn hóa của Thành phố như Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà Văn hóa Phụ nữ, Cung văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Sinh viên, Nhà Thiếu nhi Thành phố, đều là những đơn vị tự chủ về tài chính, hàng năm nguồn thu của các đơn vị này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp của đơn vị, chăm lo đời sống cán bộ - nhân viên, mà còn có

119

phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, đóng góp cho các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội. Các Trung tâm văn hóa quận, huyện cũng là những đơn vị tạo nguồn thu khá, giúp quận huyện đỡ bớt gánh nặng ngân sách cho bản thân hoạt động trung tâm văn hóa, và cả cho Thư viện quận, huyện.

3.3.2 Tồn tại

Nhận thức chưa đầy đủ về xã hội hóa, coi xã hội hóa là biện pháp giảm nhẹ gánh nặng ngân sách của Nhà nước đã ảnh hưởng không tốt đến tiến trình xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đời sống.

+ Ở lĩnh vực văn hóa đời sống, hoạt động Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa, lễ hội là hoạt động có khả năng mang lại nguồn thu, là một ngành dịch vụ văn hóa tạo ra lợi nhuận về tài chính. Thế nhưng trong nhiều năm qua do nhận thức chưa đúng, do nhà nước chậm ban hành các quy chế cần thiết cho việc tổ chức dịch vụ của các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, nên việc tổ chức tạo nguồn thu được thực hiện mỗi nơi mỗi cách, bằng nhiều hình thức như cho thuê mặt bằng, liên kết tổ chức hoạt động… Trung tâm Văn hóa Thành phố hàng năm có tổng hợp số liệu về nguồn thu của các Trung tâm Văn hóa quận, huyện nhưng chưa có phân tích đâu là nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ, đâu là nguồn thu từ cho thuê mặt bằng để có thể đánh giá đúng thực lực cũng như khó khăn, thuận lợi của hệ thống Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa toàn thành phố khi thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, đánh giá việc xã hội hóa hoạt động đã đúng định hướng hoặc chưa đúng định hướng, cũng như đánh đánh giá đúng hiệu quả kinh tế từ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa.

+ Việc xã hội hóa ở các thư viện quận, huyện không nhiều. Các thư viện này cũng nhận được một số sách của các tổ chức hay cá nhân1

. Quan trọng nhất trong việc xã hội hóa có lẽ là cho thuê sách. Đây không hoàn toàn mang tính chất xã hội hóa vì các nơi này sử dụng vốn sách của thư viện để cho thuê, thu tiền. Tính chất xã hội hoá chỉ nằm ở chỗ sử dụng một phần số thu để bổ sung kho sách và cho hoạt động của thư viện.

Tình trạng ít quan tâm đến hoạt động thư viện của chính quyền địa phương có thể là một trong những nguyên nhân khiến việc xã hội hóa không mạnh. Dưới áp lực của kinh tế thị trường, nhiều thư viện đã phải nhường địa điểm thuận lợi của mình cho hoạt động khác, kinh phí dành cho thư viện hạn

1

Thư viện quận Bình Thạnh được Hội Văn hóa dân gian và các cá nhân tặng sách (Trích phỏng vấn cán bộ phụ trách thư viện quận Bình Thạnh, đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh – Chính sách và giải pháp”, ngày 22/2/2011)

hẹp không đủ để bổ sung sách báo và mua sắm trang thiết bị. Tình trạng đó khiến thư viện quận, huyện không còn thu hút người đến đọc nữa1. Cộng đồng ít quan tâm đến thư viện thì việc vận động họ góp công sức vào hoạt động thư viện không thể thuận lợi được.

Thư viện tư nhân rất ít và chỉ ra đời, hoạt động gần như hoàn toàn dựa vào thiện chí, nhiệt tâm, quỹ thời gian và khả năng tài chính của cá nhân. Người thành lập thư viện bản thân là một người rất yêu sách, thí dụ như ông Phạm Thế Cường đã chắt chiu gom nhặt và tích lũy tủ sách riêng lên đến hơn 9.900 quyển sách và gần 2000 số tạp chí các loại. Trong hoạt động, thư viện tư nhân không có lợi nhuận nào mà trái lại còn phải chi ra các khoản tiền khá lớn cho thư viện (Sĩ Hoàng chi phí ban đầu là khoảng 700 triệu đồng; ông Phạm Thế Cường, ngoài mặt bằng cho thư viện, còn chi trên 30 triệu đồng trong năm 2010). Sự góp sức của những người khác rất nhỏ nhoi cho hoạt động này. Ngoài việc động viên tinh thần qua bằng khen, giấy khen, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng rất ít2. Nếu các cá nhân này gặp trở ngại gì trong cuộc sống, sức khỏe, rất nhiều khả năng thư viện không thể tồn tại nữa.

Việc phục vụ sách trong các quán cà phê sách thực chất là một hướng trong hoạt động kinh doanh nước giải khát. Nó cũng đáp ứng vài điểm mà thư viện, phòng đọc chính quy không thể làm được (vừa đọc sách vừa uống cà phê, không có nhiều thời gian để đọc…). Sự tồn tại của các quán lệ thuộc vào lợi nhuận do thức uống mang lại.

Các quán hoạt động thời gian lâu nhờ gắn kết với nguồn sách của công ty phát hành hoặc nhà sách lớn… (Trường hợp nhà sách Phương Nam hoạt động luôn trong kinh doanh cà phê sách). Nếu thiếu sự liên kết đó, hoạt động cũng rất

1

Tác giả bài “Cà phê sách - Nét đẹp văn hóa đọc” (nguồn: http://cc.bingj.com, ngày 07/12/2010) cho biết: “Các thư viện, “thiên đàng” của những người yêu sách cách nay trên chục năm, giờ vắng dần người đọc sách. Tiêu biểu như TP. Hồ Chí Minh, trung tâm đô thị lớn của cả nước, đến nay cũng chỉ còn mỗi Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố còn có thể coi là nơi đọc sách tương đối lý tưởng. Những thư viện lớn khác, như Thư viện Khoa học Xã hội chủ yếu dành cho người nghiên cứu, các thư viện quận, huyện do hạn chế về cơ sở vật chất hạ tầng nên chỉ còn thu hút thiếu nhi hoặc một số người hưu trí đến xem truyện tranh hay đọc báo”.

2

“Lẽ ra tôi làm việc này thì chính quyền phường, quận… nên hỗ trợ và quan tâm nhưng lại không có bất cứ bất cứ hành động gì. Các anh [trong chính quyền phường] đến đây họp chi bộ nhưng các đồng chí ấy không nhìn xem tủ sách như thế nào, không hỏi han hoạt động ra sao” (Trích bản phỏng vấn người thành lập thư viện tư nhân, đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn

121

khó khăn vì quán cần phải có sách mới thường xuyên và đúng loại sách được đang có nhiều người tìm đọc.

Mặc dù theo nhận định của một số người, cà phê sách tạo sự kết hợp đẹp giữa văn hóa đọc và văn hóa cà phê thư giãn. Tuy nhiên ở các quán cà phê sách, việc đọc sách cũng là để thư giãn, không đặt nặng việc tìm tri thức mới như khi đến đọc sách ở thư viện1.

+ Về lễ hội

- Không gian lễ hội là một yếu tố quan trọng làm nên giá trị của lễ hội.

TP. Hồ Chí Minh chưa có nơi để tổ chức lễ hội tầm cỡ của một Thành phố với vai trò là trung tâm văn hóa của cả nước, một đô thị loại đặc biệt. Cho đến nay, Thành phố mới tạo được không gian cho lễ hội giỗ tổ Hùng Vương; vẫn còn thiếu một quảng trường đễ duyệt binh, diễu hành… của lễ hội hiện đại, hay nơi tổ chức những ngày hội như Tết nguyên đán, lễ hội lớn như kỷ niệm 310 năm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh…

- Các lễ hội hiện đại tuy đã có bước tiến trong việc thu hút người đến với lễ hội nhưng vẫn “theo kiểu” phát hành thư mời để dự lễ hội, chưa phát huy yếu tố tự nguyện tham gia của cộng đồng tạo nên không khí lễ hội thực sự.

- Kế hoạch tổ chức lễ của Ban tổ chức lễ Thành phố như một lập trình, cứ đều đặn hàng năm chừng đó lễ được nhà nước đầu tư tổ chức, lễ nào rơi vào năm tròn thì được tổ chức quy mô lớn hơn. Những lễ hội không nằm trong kế hoạch được lập trình này thì gần như “tự phát”, từ đó dẫn đến thực trạng có những lễ hội rất có ý nghĩa, cần được Nhà nước đầu tư chăm chút để phát huy giá trị văn hóa của ngày hội ấy thì chưa được đưa vào “lập trình” nên xã hội không mấy ai quan tâm, trong khi những lễ hội du nhập không chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc nhưng phù hợp với xu thế của kinh tế thị trường thì lại nhanh chóng lan tỏa như đã nêu ở mục 1.3.3.2).

Như vậy, có thể cho rằng, tồn tại của việc xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đời sống chủ yếu là tồn tại thuộc về nhận thức, chứ không phải tồn tại lớn nhất là việc chưa ra đời được nhiều cơ sở ngoài công lập cùng lĩnh vực hoạt động.

1

“Có một cảm giác chung dành cho tất cả mọi người khi bước vào 1 quán cà phê sách là buộc phải cầm một cuốn sách nào đó lên. Dù không thích đọc nhưng ngồi một nơi mà xung quanh là sách thì khó mà lờ đi. Nhiều khi chỉ là một cuốn sách có bìa đẹp, một tựa sách hấp dẫn cũng đủ để tò mò muốn xem.”[“Cà phê sách Hà Nội”, ngày 29/12/2010,

3.3.3 Thời cơ

Tự bản thân các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đời sống đã là hoạt động của cộng đồng, hoạt động mang tính xã hội, nay chủ trương xã hội hóa như một sự thừa nhận, khuyến khích việc tham gia của mọi tầng lớp vào hoạt động này để cộng đồng tự tổ chức đời sống văn hóa cho mình.

TP. Hồ Chí Minh với tiềm năng về nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động văn hóa, với tiềm năng về dân cư với ý nghĩa là khách hàng của các hoạt động văn hóa, với tiềm năng thu hút nguồn đầu tư cho hoạt động văn hóa trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, mặt bằng về mức sống không phải là thấp, là cơ hội để biến chủ trương xã hội hóa đúng đắn ấy trở thành hiện thực, hiện thực ấy sẽ ngày càng phát triển.

Về hệ thống Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa hoàn toàn chưa có đơn vị ngoài công lập cùng tên gọi nhưng lại xuất hiện từng mô hình riêng lẻ như các công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật phối hợp với các Trung tâm Văn hóa tổ chức các chương trình ca, múa, nhạc, kịch, các lớp năng khiếu dạy đàn, dạy thanh nhạc, các khu vui chơi với trò chơi đơn giản ở các khu dân cư. Các đơn vị tổ chức hoạt động tư nhân trên lĩnh vực này thường còn nhỏ lẻ, rải rác, tự phát,

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)