Quản lý về nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 90)

2. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa

2.2.2Quản lý về nội dung hoạt động

+ Đối với bảo tàng

- Thời gian qua do chưa có bảo tàng tư nhân nên việc quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này chủ yếu là quản lý việc đăng ký, mua bán, trưng bày cổ vật. Nhưng cho đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố vẫn chưa tổ chức được cơ quan giám định cổ vật nhằm giúp cho Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cổ vật. Vì vậy, khi có yêu cầu cần giám định cổ vật thì Sở yêu cầu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh tổ chức lực lượng để tiến hành. Việc này không thuộc chức năng của bảo tàng, vì vậy cần phải có một trung tâm giám định cổ vật, đây là đơn vị dịch vụ công nhưng vẫn có thể tổ chức, hoạt động theo phương thức xã hội hóa.

- Công tác quản lý đối với cổ vật chủ yếu dựa vào Thông tư số 07/2004/TT-BVHTTDL ngày 19/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Nhưng trên thực tế cho đến nay hầu như các nhà sưu tập tư nhân chưa có mấy người đăng ký cổ vật tại phòng Di sản văn hóa trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vì vậy cũng có thể nhìn nhận, dẫu rằng đã có thông tư 07, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn chưa thực sự quản lý được cổ vật thuộc sở hữu tư nhân trên địa bàn thành phố.

+ Đối với di tích lịch sử - văn hóa

- QLNN về Di sản văn hóa còn được thực hiện thường xuyên qua việc bảo vệ chống xuống cấp, chống xâm hại, làm biến dạng, hủy hoại di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Như đã nêu trên, hiện ở thành phố chỉ có 30 di tích (24,2%) là thuộc sở hữu Nhà nước. Nhiệm vụ của cơ quan QLNN vừa phải hướng dẫn những người quản lý di tích không thuộc sở hữu Nhà nước trong quá trình thực hiện việc gìn giữ bảo quản di tích, vừa cùng với họ chống xuống cấp di tích. Trung tâm bảo tồn di tích ra đời từ năm 2007, nhằm thực hiện tất cả công việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp mọi loại di tích trên địa bàn thành phố.

91

Có lẽ công việc nhiều khó khăn nhất của cơ quan QL HCNN về Di sản văn hóa là việc chống xâm hại, lấn chiếm, hủy hoại di tích. Các cơ quan thông tin đại chúng vẫn thường xuyên quan tâm lên tiếng về thực trạng này. TP. Hồ Chí Minh với tốc độ đô thị hóa hết sức nhanh đã làm cho “tấc đất” thực sự trở thành “tấc vàng”. Vì vậy, việc lấn chiếm đất khuôn viên di tích để làm nhà ở, xây dựng các công trình khác là việc trở nên “nóng bỏng” từ nhiều năm qua. Ba ngôi chùa có kiến

“Trụ sở Phái đoàn liên lạc của Bộ Tổng tư lệnh

- -

-

, kh

,

giao cho Ban Quản lý Khu di tích Địa đạo Củ Chi trực tiếp quản lý di tích này

.

.

+Hàng năm, các bảo tàng trực thuộc Sở được cấp kinh phí theo dự trù của từng đơn vị được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch duyệt, báo cáo UBND thành phố thông qua Sở Tài chính. Mỗi năm, Sở được cấp cho sự nghiệp bảo tàng (7 đơn vị) khoảng từ 25 đến 27 tỷ đồng, cộng với khoản trên 17 tỷ đồng thu được từ hoạt động các bảo tàng, được để lại bù chi. Như vậy, 7 bảo tàng thuộc Sở được chi khoảng 42 đến 44 tỷ đồng (theo phụ lục báo cáo của Sở VH, TT& DL, con số năm 2009: Ngân sách Nhà nước cấp: 27.445.213.000đ, tổng thu sự nghiệp các bảo tàng: 17.611.622đ; con số năm 2010: Ngân sách Nhà nước cấp:

24.516.587.000đ, tổng thu sự nghiệp các bảo tàng: 17.534.386.000đ). Sở có quyền cân đối trong khuôn khổ chi cho sự nghiệp Bảo tàng. Các bảo tàng thuộc hệ thống Quân đội thì được cấp kinh phí từ Quân khu thuộc ngân sách của Bộ Quốc phòng.

Hoạt động tài chính của các bảo tàng được điều chỉnh theo -

.

hơn. Bởi vì thực tế, cơ chế tài chính của Nhà nước vẫn còn có chỗ “bó tay” các Giám đốc bảo tàng, như nhà quản lý của một bảo tàng Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh đã giải bày khi được phỏng vấn: “Do cơ chế tài chánh và thủ tục pháp lý của Nhà nước nên các bảo tàng Nhà nước khó có thể mua được những hiện vật quý hiếm, độc đáo, bởi vì người bán có nhu cầu bán để lấy tiền liền, nhưng nếu bán cho Nhà nước có khi cả năm sau mới thanh toán cho người ta, bởi vì thủ tục từ xin để được duyệt cấp cho đến rút được tiền thì còn quá nhiêu khê, qua quá nhiều khâu. Còn nhà sưu tập tư nhân thấy hiện vật là người ta quyết định, mua ngay, trả tiền liền trong ngày, không phải chờ đợi gì cả. Ở bảo tàng này đã bị vuột mất rất nhiều cơ hội để mua được hiện vật quý. Cơ chế tài chánh của Nhà nước hiện nay, tuy là phát huy quyền tự chủ nhưng báo cáo tài chính thì lại quá nhiều khoản, mục. Quyết toán không đúng khoản mục thì không quyết toán được. Ví dụ, khi trưng bày thì cần chỉnh sửa bục bệ, bục bệ thì phải xây gạch; hễ mà xây gạch cho là xây dựng, phải áp giá Bộ Xây dựng, không quyết toán vào nghiệp vụ phí của bảo tàng được”1

.

+Các bảo tàng ở TP hầu hết đều sử dụng các ngôi nhà đã được xây dựng không có công năng bảo tàng chỉ trừ Bảo tàng Lịch sử tại TPHCM vốn là bảo tàng Blanchard de la Brosse), Bảo tàng Chứng tích chiến tranh được xây dựng đưa vào sử dụng vào năm 2010.Vì vậy cơ sở vật chất các bảo tàng hầu hết đều

1

93

trong tình trạng chấp vá. Bảo tàng chứng tích chiến tranh được xây mới ngôi nhà , nhưng vẫn phải chờ cấp vốn để thực hiện dự án hiện đại hóa trưng bày. Một loạt dự án xây dựng Bảo tàng Tôn đức Thắng, cải tạo và xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ,cải tạo và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật, dự án chống ngập kho hiện vật Bảo tàng Lịch sử, dự án đầu tư hệ thống camera an ninh tại các bảo tàng, dự án đầu tư hệ thống PCCC cho các bảo tàng vẫn còn đang xếp hàng chờ được cấp vốn để thực hiện.

2.3 Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa đời sống

2.3.1 Hệ thống văn bản pháp quy

Lĩnh vực văn hóa đời sống bao gồm hoạt động của hệ thống thiết chế thư viện và hệ thống thiết chế Trung tâm Văn hóa (Nhà Văn hóa) từ thành phố đến quận, huyện. Ngoài ra còn phải kể đến một dạng hoạt động mang tính tổng hợp là hoạt động lễ hội.

Với các hoạt động mang tính tổng hợp, các văn bản pháp quy đối với lĩnh vực này cũng sử dụng hầu hết các văn bản chung về văn hóa cùng với các lĩnh vực khác như Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa nơi công cộng; Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa nơi công cộng kèm Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra còn có các văn bản pháp quy trong lĩnh vực thư viện như Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo Pháp lệnh này, Nhà nước thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện (điều 4); tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có quyền tham gia vào các hoạt động do thư viện tổ chức (điều 7).

Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16/09/2003 hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.

Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

271/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày31 tháng 10 năm 2005 về việc quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010

Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Đối với các thiết chế văn hóa như Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa, Thư viện thì Giám đốc chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động của đơn vị, không phải xin phép cho từng chương trình, từng hoạt động. Chỉ khi nào có những hoạt động liên kết với một cơ quan bạn, một tổ chức xã hội, một cá nhân nào thì đơn vị phải báo cáo xin ý kiến, hoặc xin phép theo quy định.

+ Về Thư viện, mới có một vài thư viện tư nhân nhỏ lẻ hoạt động chỉ góp phần làm đa dạng cho hoạt động thư viện ở thành phố, không có vấn đề về nội dung đáng quan ngại. Hiện tại ở Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch không có bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc Sở QLHCNN về thư viện.

+ Đối với Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa công lập thì quản lý nội dung hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào Giám đốc và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.

Thế nhưng, vẫn tồn tại thực trạng “thừa vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu” về nhân lực, việc này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động, làm cho sức thu hút, năng lực cạnh tranh kém. Đặc biệt, vấn đề bố trí sử dụng cán bộ cho ngành văn hóa bị phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và cách làm công tác cán bộ của các cấp ủy Đảng, dường như những nhà lãnh đạo thường cho rằng người làm quản lý văn hóa chỉ cần có quan điểm chính trị đúng đắn là có thể thay thế tất cả các tiêu chuẩn chuyên môn khác. Vì vậy mà cấp ủy, UBND xem xét bố trí cán bộ chủ chốt (Giám đốc, phó Giám đốc TTVH) theo cách bố trí cán bộ chung của quận, huyện, không cần quan tâm đến chuyên môn, nghiệp vụ. Thực trạng Giám đốc, phó Giám đốc TTVH không được đào tạo chuyên môn theo một chuyên ngành nào trong ngành văn hóa vẫn xuất hiện nơi này nơi kia ở các quận, huyện, lúc này lúc khác trong nhiều năm qua. Có thể nêu trường hợp, khi thành phố có chủ trương thí điểm thực hiện bí thư kiêm chủ tịch UBND ở cấp quận, huyện, phường xã thì hiện tượng các nguyên phó bí thư thường trực hoặc phó chủ tịch thường trực được đưa về làm Trưởng phòng văn hóa hoặc Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận, huyện, phường xã lại trở nên khá phổ biến vào thời điểm năm

95

2008, 2009. Lúc ấy Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố đã phải kêu lên: “Tôi không biết phải chỉ đạo hướng dẫn thế nào với một đội quân không nghiệp vụ”. Theo quy định, Giám đốc Trung tâm Văn hóa chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung hoạt động của đơn vị mình, thực trạng đội ngũ quản lý sự nghiệp Nhà Văn hóa như vậy không thể không ảnh hưởng đến chất lượng, nội dung hoạt động.

Ở thành phố không có Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa tư nhân nhưng lại xuất hiện mô hình Công viên văn hóa - Du lịch, hầu hết đều do các tổ chức xã hội hoặc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, các nơi này hoạt động nhiều loại hình như tổ chức lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động văn hóa để phục vụ du lịch. Khi đăng ký kinh doanh, đơn vị có chức năng tổ chức các loại hình hoạt động văn hóa, Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về các nội dung hoạt động văn hóa ấy. Hoặc khi đơn vị tổ chức lễ hội, sự kiện hoặc hoạt động văn hóa quy mô lớn thì có sự liên kết với các đơn vị có chức năng tổ chức. Cho đến nay, dĩ nhiên chưa có vi phạm nào về nội dung xảy ra ở các khu văn hóa du lịch này. Nhưng trong nhiều hoạt động kinh doanh về văn hóa như vậy, mà mục đích chủ yếu vẫn là lợi nhuận, giải trí đơn thuần, thì đến nay vẫn chưa có một sự nhìn nhận, đánh giá nào từ phía cơ quan quản lý Nhà nước để khuyến khích loại hoạt động nào, uốn nắn hoặc hạn chế hoạt động nào.

+ Lễ hội là một dạng hoạt động không gắn với một thiết chế văn hóa nhất định. QL HCNN đối với lễ hội cũng được thực hiện chủ yếu theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa nơi công cộng. Tại chương V - điều 18 và điều 19 của quy chế có quy định về các lễ hội phải xin cấp giấy phép và các lễ hội không phải xin cấp phép. Theo đó thì chỉ có các lễ hội được tổ chức lần đầu hoặc mới được phục hồi và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài thì mới phải xin phép. Vì vậy, việc quản lý nội dung hoạt động lễ hội hầu như hoàn toàn do đơn vị tổ chức lễ hội chủ động.

Thành phố có Ban tổ chức lễ thành phố do Phó chủ tịch phụ trách khối Văn hóa - Xã hội của UBND thành phố làm trưởng ban, Giám đốc hoặc phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch là Phó ban thường trực, cấu tạo các ban ngành có liên quan làm thành viên ban. Tại Sở có phòng Xúc tiến - Lễ hội - Sự kiện là cơ quan giúp việc Ban giám đốc Sở trong việc quản lý cấp phép, cũng như tổ chức lễ hội - sự kiện (làm đầu mối huy động lực lượng, giúp Phó ban thường trực Ban tổ chức lễ thành phố điều hành công việc của Ban tổ chức lễ). Đối với các lễ hội do Thành phố tổ chức, Ban tổ chức lễ thành phố lập kế

hoạch, tổ chức lực lượng thực hiện kế hoạch lễ dưới sự lãnh đạo, quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức lễ từ kịch bản, nhân sự tham gia tổ chức lễ hội. Cách quản lý đó không tạo nên sự đáng quan ngại nào về nội dung. Nhưng hãy nghe để tham khảo cách nhìn nhận về việc quản lý Nhà nước đối với lễ hội từ phía một người đứng bên ngoài guồng máy tổ chức lễ hội của Nhà nước: “Công tác quản lý Nhà nước của mình phải thoáng hơn rất nhiều, nên đấu thầu để chọn ra những ý tưởng hay, phù hợp với nền văn hóa của dân tộc, phù hợp với nhu cầu, mục đích đặt ra của từng lễ hội cụ thể. Nguồn kinh phí thì có thể huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau chứ không nhất thiết Nhà nước phải bỏ tiền ra. Cách quản lý của mình cũng không nên quản lý theo kiểu giấy tờ, làm cái này có gì sai không? Nên khuyến khích họ đưa cái lễ hội đó mang tính xã hội cao hơn, mang tính cộng đồng cao hơn bởi vì lễ hội là để phục vụ cho người dân, không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích chính trị mà nó còn là niềm vui, là cách để người dân thể hiện và hòa nhập chung với cuộc sống của thành phố. Chương trình lễ hội phải thật sự có sức lan tỏa trong xã hội khi nó đáp ứng nhu cầu tinh

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 90)