2. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa
3.1.2 Những tồn tại
Tại báo cáo “Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP”, Phòng Nghệ thuật – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận xét: “Nếu những đơn vị nghệ thuật ngoài công lập đang từng bước hoạt động ổn định và có chiều hướng phát triển thì hoạt động xã hội hóa của các đơn vị nghệ thuật công lập trong thời gian qua chưa có những chuyển biến thật sự rõ rệt, vẫn còn lúng túng trong định hướng và biện pháp hoạt động, nhưng ở một số đơn vị cũng đã có những nỗ lực để tìm tòi những mô hình mới trong hoạt động”1.
Sự lúng túng và hoạt động kém hiệu quả của các đơn vị nghệ thuật công lập ở TP. Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua đã là đề tài khá thường xuyên của giới truyền thông đại chúng cũng như những ai quan tâm đến lĩnh vực nghệ thuật.
B TP. Hồ Chí Minh -
trên
TP. Hồ Chí Minh luôn được xem là nơi có đời sống nghệ thuật năng động nhất nước. Tuy nhiên,
.
Lĩnh vực sân khấu tuy thành công lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa nhưng vẫn còn những “hạt sạn”, đặc biệt trong loại hình sân khấu hài, dù rằng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những đợt chấn chỉnh. Các bầu sô lắp ghép vài tiết mục ca nhạc, tiểu phẩm sân khấu hài, tạo thành một chương trình cho biểu diễn khắp nơi, chỉ để gây cười trong giây phút rồi bầu sô, người biểu diễn nhận được thù lao, nhưng còn khán giả lại bị ngấm “độc tố”.
- Lĩnh vực ca múa nhạc xuất hiện những hiện tượng đáng quan ngại trong tiến trình xã hội hóa như những chương trình ca nhạc gây phản cảm, gần đây nhất là sự kiện ba thành viên nhí của HKT-M lại được xuất hiện trên sân khấu 126 của TP. Hồ Chí Minh mà theo bài viết của tác giả Dạ Ly: “Xem các em nhỏ biểu diễn những ca khúc não tình, những bài V-Pop lời lẽ nặng nề yêu đương, kết hợp trang phục quằn quại, tóc tai nửa vàng, nửa đỏ mới thấy càng thương các em hơn. Các ca sĩ “nhí” không chỉ hát mà còn nhảy những động tác hết sức kinh dị, rồi chống ngược đầu xuống đất đi bằng hai tay. Hết bé này đến bé khác trổ tài hip hop, nhảy loạn xạ, vậy mà vẫn đủ hơi hát tiếp”2. Thực trạng những bài hát ra đời tự do không qua bất kỳ một khâu thẩm định nào đã làm cho làn sóng nhạc “não tình” phủ lên đời sống âm nhạc thành phố, che mất những giá trị mới sáng tạo trong nền nghệ thuật âm nhạc, làm mọi người lo lắng về hiệu quả
1Phòng Nghệ thuật, “Báo cáo tình hình triển khai thực hiện nghị quyết số 05/2005/NQ-CP”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
105
bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị cao đẹp của nền âm nhạc Việt Nam mà bao thế hệ nhạc sĩ đã để lại, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
Hình 2.3.1: Nhóm HKT-M. Ảnh: T.L
- Những hiện tượng không lành mạnh của giới nghệ sĩ biểu diễn từ việc hát nhép, ăn mặc phản cảm thậm chí mất cả thuần phong mỹ tục... là những điều nhức nhối của xã hội hiện tại mà dư luận đã đề cập rất nhiều, đến nay vẫn chưa có biện pháp nào được cơ quan quản lý về văn hóa đưa ra để thực thi, làm yên lòng những ai quan tâm đến đội ngũ nghệ sĩ - chủ thể của nền nghệ thuật nước nhà.
-
1
. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ trong cơ chế xã hội hóa cũng được 32,3% ý kiến trong số người được hỏi quan tâm. Nhưng tỷ lệ này lại đến 47,4% ở nhóm người được hỏi có tuổi đời trên 56 tuổi, chỉ có 29,6% ở nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Như vậy, nếu so với thế hệ nghệ sĩ trước đây thì đối với thế hệ nghệ sĩ hiện nay, đây cũng là một vấn đề đáng quan ngại (bảng 2.3.4).
1
Trích bản phỏng vấn diễn viên điện ảnh, đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa – Chính sách và giải pháp”, ngày 19/05/2011.
Bảng 2.3.4: Điều hại của việc XHH trong lĩnh vực của mình
(Theo ý kiến của những người hoạt động văn hóa trong các lĩnh vực phân theo nhóm tuổi)
STT Ý kiến Nhóm tuổi người hoạt động văn hóa
Tổng các nhóm tuổi
Từ 18 - 30 tuổi Từ 31 - 55 tuổi Trên 56 tuổi
Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%)
1 Chạy theo lợi nhuận 54 36 66.7% 168 114 67.9% 38 32 84.2% 260 182 4 70.0%
2 Chạy theo thị hiếu 54 44 81.5% 168 102 60.7% 38 28 73.7% 260 174 8 66.9%
3 Có nhiều sản phẩm văn
hóa kém chất lượng 54 30 55.6% 168 98 58.3% 38 26 68.4% 260 154 1 59.2%
4 Tiếp thu không chọn lọc
văn hóa nước ngoài 54 22 40.7% 168 66 39.3% 38 22 57.9% 260 110 13 42.3%
5 Thị trường hỗn loạn 54 24 44.4% 168 54 32.1% 38 14 36.8% 260 92 11 35.4%
6 Nội dung tác phẩm
không lành mạnh 54 20 37.0% 168 50 29.8% 38 18 47.4% 260 88 2 33.8%
7 Buông lỏng giáo dục đạo
đức nghề nghiệp 54 16 29.6% 168 50 29.8% 38 18 47.4% 260 84 10 32.3%
8 Trình độ thẩm mỹ của
công chúng xuống cấp 54 20 37.0% 168 44 26.2% 38 16 42.1% 260 80 12 30.8%
9 Làm thất thoát tài năng
của nhà nước 54 4 7.4% 168 38 22.6% 38 8 21.1% 260 50 5 19.2%
10 Làm thui chột tài năng 54 12 22.2% 168 22 13.1% 38 8 21.1% 260 42 6 16.2%
11 Làm yếu đi vai trò của
nhà nước 54 6 11.1% 168 20 11.9% 38 8 21.1% 260 34 7 13.1%
12 Ý kiến khác: Không có
hoặc ít điều hại 54 4 7.4% 168 16 9.5% 38 0 0% 260 20 7.7%
Nguyên nhân của những tồn tại
+ Nguyên nhân của thực trạng này đã được xem xét từ nhiều góc nhìn khác nhau. Có một cách nhìn nhận: “Đơn vị nghệ thuật Nhà nước được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất sẵn có, không phải lo lắng về địa điểm diễn, về kinh phí đầu tư cho vở diễn, không phải lo “cơm áo gạo tiền” cho đơn vị, cho những người làm việc với mình, không phải lo lời lỗ. Cũng chính từ cái ưu thế ấy mà những người quản lý đơn vị nghệ thuật Nhà nước không cần quan tâm đến chất lượng vở diễn. Đối với chúng tôi (những người hoạt động nghệ thuật ngoài Nhà nước), chất lượng là sống còn của đơn vị, là thương hiệu để công chúng đến với mình, để không bị lỗ, lỗ là phải dẹp luôn. Có thể nói đơn vị Nhà nước, người quản lý không tự bỏ tiền ra nên không xót đồng tiền, không cần tính đến hiệu quả”1.
Ở một góc nhìn khác, từ phía nhà quản lý của đơn vị nghệ thuật Nhà nước, thì lại cho rằng “Đơn vị Nhà nước thì bị trói tay, trói chân đủ thứ, muốn
1
Trích bản phỏng vấn một nhà quản lý đơn vị nghệ thuật ngoài công lập, đề tài “Xã hội hóa hoạt động văn hóa - Chính sách và giải pháp”, ngày 01/06/2011.
107
tuyển diễn viên để có lực lượng nồng cốt cho nhà hát mà rồi nào có được Sở duyệt cho tuyển. Chi cái gì cũng phải theo định mức của Nhà nước mà tính toán chứ có được chi thoải mái như đơn vị ngoài Nhà nước đâu”1
. Vẫn còn tồn tại một vài văn bản pháp quy với những quy định khá lạc hậu,
180/2006/Q -
- Thông tin”, đây là nguyên nhân làm cho các đơn vị nghệ thuật công lập vẫn chưa có quyền chủ động thực sự để tạo nên những sản phẩm văn hóa như mong muốn để xứng đáng là đơn vị nghệ thuật Nhà nước bên cạnh các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập.
Như vậy, có thể rút ra một nguyên nhân khá rõ là Nhà nước chưa tạo ra một cơ chế bình đẳng - trong nghĩa tương đối - giữa đơn vị công lập và ngoài công lập, không tạo động lực cạnh tranh lành mạnh cho đơn vị công lập dẫn đến trạng thái không coi trọng chất lượng, hiệu quả. Kết quả cuộc điều tra định lượng của chúng tôi cho thấy có 51,5% ý kiến trong số người được hỏi cho rằng việc “chưa tạo sự bình đẳng giữa đơn vị công lập và ngoài công lập” là một trong những khó khăn trong tiến trình xã hội hóa hiện nay. Tỷ lệ này là 58,3% ở những người hoạt động ngoài Nhà nước, và 47,6% ở những người hoạt động trong guồng máy của Nhà nước. Như vậy, những người hoạt động ngoài công lập nhìn nhận rõ hơn sự chưa bình đẳng này, bởi ngoại trừ “quyền tự chủ cao” của giám đốc nhà hát thì đơn vị ngoài công lập thấy mình chưa được Nhà nước quan tâm qua một chính sách cụ thể nào (bảng 2.3.5).
1
Trích bản phỏng vấn nhà quản lý đơn vị nghệ thuật công lập, đề tài “Xã hội hóa hoạt động văn hóa - Chính sách và giải pháp”, ngày 28/05/2011.
Bảng 2.3.5: Khó khăn của việc XHH trong lĩnh vực của mình
(Theo ý kiến của những người hoạt động văn hóa trong các lĩnh vực phân theo nhóm hoạt động: Nhà nước và Ngoài Nhà nước)
STT Ý kiến Nhóm hoạt động Nhà nước + Ngoài nhà
nước
Nhà nước Ngoài nhà nước
Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) 1 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng 164 124 75.6% 96 66 68.8% 260 190 73.1%
2 Chính sách của nhà nước chưa đồng
bộ 164 116 70.7% 96 48 50.0% 260 164 63.1%
3 Chính sách của nhà nước chưa đầy đủ 164 88 53.7% 96 54 56.3% 260 142 54.6%
4 Chưa tạo sự bình đẳng giữa đơn vị
công lập và ngoài công lập 164 78 47.6% 96 56 58.3% 260 134 51.5%
5 Cơ sở vật chất của các đơn vị ngoài
công lập còn thiếu thốn 164 64 39.0% 96 46 47.9% 260 110 42.3%
6 Vốn của nhà đầu tư cho đơn vị hoạt
động văn hóa ngoài công lập còn yếu 164 64 39.0% 96 44 45.8% 260 108 41.5%
7 Chính sách không nhất quán 164 60 36.6% 96 36 37.5% 260 96 36.9%
8 Chưa có quy hoạch của nhà nước 164 50 30.5% 96 40 41.7% 260 90 34.6%
9 Hiệu quả thực thi các chính sách còn
thấp 164 0 0% 96 4 4.2% 260 4 1.5%
Tại Báo cáo về xã hội hóa các lĩnh vực Văn hóa - Thông tin của Sở Văn hóa - Thông tin có đánh giá: “Nhà hát Kịch thành phố - đơn vị công lập duy nhất hoạt động trong bộ môn kịch nói, chỉ còn một “thị phần” rất nhỏ và không ổn định. Bên cạnh những lý do khách quan như cơ chế, điều kiện cơ sở vật chất, thiếu hụt lực lượng diễn viên thì vẫn còn có nguyên nhân từ sự thiếu năng động của lãnh đạo Nhà hát”1.
+ Nguyên nhân của việc xuất hiện những hiện tượng được coi là mặt trái của xã hội hóa thì cũng có thể được xem như là vấn đề có tính quy luật, cũng tương tự như mặt trái của cơ chế thị trường. Nhưng vấn đề cần đặt ra là tính dự báo, các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm hạn chế, loại trừ những hiện tượng ấy thì dường như quá chậm, những tồn tại ấy lại phát triển khá nhanh tạo nên mối quan ngại lớn trong xã hội về tính hiệu quả của việc thực hiện đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.