Những kết quả tốt

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 99)

2. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa

3.1.1 Những kết quả tốt

Nhìn tổng quan thì lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở thành phố từ khi có chủ trương xã hội hóa đã có nhiều hoạt động sôi nổi hẳn. Xã hội hóa hoạt động nghệ thuật đã thực sự làm cho đời sống văn hóa của người dân thành phố phong phú hơn, đó là nhận xét được 82,5% ý kiến trong nhóm người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đồng tình, và có đến 87,7% ý kiến trong tổng số người hoạt động văn hóa được khảo sát cũng đã đồng tình như vậy (Bảng 2.3.1).

Bảng 2.3.1: Điều lợi của việc XHH trong từng lĩnh vực

(Theo ý kiến của những người hoạt động văn hóa trong các lĩnh vực phân theo nhóm loại hình đang hoạt động)

STT Ý kiến Văn hóa

nghệ thuật Văn hóa đời sống Văn hóa lịch sử Quản lý NN về văn hóa Tổng các nhóm loại hình hoạt động Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%)

1 Đời sống văn hóa

của người dân

phong phú hơn

126 104 82.5% 56 52 92.9% 30 26 86.7% 48 46 95.8% 260 228 87.7%

2 Tạo điều kiện phát

huy tài năng của người hoạt động văn

hóa  4

126 104 82.5% 56 46 82.1% 30 20 66.7% 48 42 87.5% 260 212 81.5%

3 Số lượng sản phẩm

văn hóa nhiều 126 78 61.9% 56 42 75.0% 30 18 60.0% 48 36 75.0% 260 174 66.9%

4 Phát huy tiềm năng

văn hóa của dân tộc 126 66 52.4% 56 50 89.3% 30 22 73.3% 48 28 58.3% 260 166 63.8%  8

5 Có nhiều môi trường

để hoạt động 126 64 50.8% 56 46 82.1% 30 12 40.0% 48 32 66.7% 260 154 59.2%  6

6 Tiếp thu tinh hoa văn

hóa thế giới 126 64 50.8% 56 36 64.3% 30 22 73.3% 48 28 58.3% 260 150 57.7%  9

7 Thu hút nhiều nguồn

đầu tư 126 40 31.7% 56 36 64.3% 30 14 46.7% 48 34 70.8% 260 124 47.7%  7

8 Tạo ra nhiều nguồn

thu nhập  3

9 Hạn chế được các

sản phẩm văn hóa

độc hại  5

126 34 27.0% 56 18 32.1% 30 12 40.0% 48 10 20.8% 260 74 28.5%

Cả nước biết đến sân khấu 5B - Võ Văn Tần, sân khấu ngoài công lập đầu tiên của thành phố, của cả nước, để rồi từ đó thành phố cũng trở thành địa phương gặt hái nhiều thành công về mô hình sân khấu kịch nói ngoài công lập. Ca múa nhạc thì có Sân khấu Cầu Vồng (Sân khấu 126) ra đời rất sớm, sáng đèn liên tục từ những năm trước 1990 cho đến nay, cũng là một mô hình nhiều tỉnh bạn áp dụng cho địa phương mình. Hãng phim tư nhân Thiên Ngân, Chánh Phương, Phước Sang, rồi đến nay thì TP. Hồ Chí Minh trở thành địa phương có nhiều hãng phim tư nhân, nhiều công ty điện ảnh tư nhân nhất.

Cũng từ chủ trương xã hội hóa ấy mà các loại hình nghệ thuật dân tộc, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cũng đã tìm ra những lối đi riêng cho mình: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thì tổ chức liên kết với các nhóm ngoài công lập để làm phong phú hoạt động của chính đơn vị nghệ thuật Nhà nước; Nhà hát nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Sân khấu múa rối nước thì mở rộng tầm biểu diễn ra ngoài nước; Nhà hát nghệ thuật hát bội tuy gặp nhiều khó khăn hơn cả, nhưng trong xu thế xã hội hóa, hát bội đã là nguồn cung cần thiết, không thể thiếu cho nhu cầu đang ngày càng tăng cao của các cơ sở tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là trong các dịp lễ hội, kể cả phục vụ khách du lịch quốc tế.

Với một “bức tranh nhiều màu sắc” như vậy, trong đó hẳn nhiên có những “mảng sáng” và cả những “mảng tối”, có thể nhìn nhận mảng sáng nhất trong toàn cảnh xã hội hóa hoạt động nghệ thuật của thành phố là sự thành công của các sân khấu kịch nói ngoài công lập. Cho đến nay, đã qua hơn 15 năm hoạt động kể từ khi sân khấu đầu tiên ra đời, vẫn có những sân khấu ngoài công lập tiếp tục ra đời, khẳng định tên tuổi. Điều đáng được đánh giá tốt là các sân khấu ngoài công lập này, mỗi sân khấu định hướng cho mình một lối đi riêng, đến nay chưa có một “sự cố” nào gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động nghệ thuật sân khấu của thành phố. Các sân khấu kịch nói ngoài công lập thành phố đã đóng góp tích cực vào sự tồn tại, phát triển nền kịch nghệ của thành phố, của cả nước, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Các sân khấu kịch nói ngoài công lập thành phố đã thực sự đáp ứng nhu cầu của công chúng, đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho người dân thành phố. Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đánh giá “Các sân khấu xã hội hóa

101

đã có những đóng góp thiết thực cho bộ mặt sân khấu thành phố về số lượng và chất lượng vở diễn”1.

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cũng đã thành công trong việc liên kết với các cá nhân, các nhóm để làm phong phú hoạt động của nhà hát trong một khoảng thời gian gần 10 năm. Thành công này của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cũng đã góp phần làm sống lại một số vở diễn “sống mãi với thời gian” của nghệ thuật cải lương, đã đáp ứng nhu cầu công chúng trong một giai đoạn nhất định, đã góp phần để khẳng định “sự tồn tại tất yếu” của nghệ thuật dân tộc cải lương.

Là địa phương có nhiều hãng phim tư nhân nhất, việc xã hội hóa hoạt động điện ảnh ở thành phố cũng đã góp phần làm cho điện ảnh nước nhà sôi nổi trở lại sau một thời gian khá trầm lặng. Nói về những thành quả mà xã hội hóa điện ảnh ở thành phố đã đạt được, một nhà báo đã nhận xét: “Về mặt kinh tế, hiện nay, trong các loại hình giải trí như sân khấu, ca nhạc, thì điện ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại nguồn thu cho thành phố. Theo thống kê không đầy đủ, chỉ cần vài ngày Tết, các chủ phim đã thu về hàng chục cho tới hàng trăm tỷ doanh thu bán vé phim Tết; phim ngoại nhập cũng thu hút đông đảo công chúng, các nhà phát hành không ngần ngại bỏ ra số vốn lớn để nhập phim bom tấn về phục vụ khán giả trong nước. Ngay cả các nước phát triển cũng nhìn thầy tiềm năng thị trường điện ảnh Việt Nam. Về mặt xã hội, điện ảnh đã tạo cho bộ mặt thành phố nét hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển chung tại các nước đang phát triển. Điện ảnh Việt Nam, phim Việt Nam, nghệ sĩ Việt Nam bắt đầu vươn tầm ra thế giới. Các nhà làm phim nước ngoài, các Việt kiều cũng hướng về Việt Nam và xem Việt Nam như một mảnh đất màu mỡ để đầu tư, khai thác và phát triển điện ảnh. Hàng loạt những rạp chiếu phim hiện đại với tầm vóc quốc tế được xây dựng ở khắp các thành phố lớn trong cả nước”2.

1

Trích “Báo cáo tình hình triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 11/06/2010.

2

Trích bản phỏng vấn công luận trong hoạt động điện ảnh, đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa – Chính sách và giải pháp”, ngày 03/06/2011.

Bảng 2.3.2: Nên xã hội hóa trong lĩnh vực nào

(Theo ý kiến của những người đang công tác trong lĩnh vực văn hóa, phân theo khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước)

STT Lĩnh vực Nhóm hoạt động Nhà nước + Ngoài nhà nước

Nhà nước Ngoài nhà nước Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) 1 Kịch, cải lương 162 124 78.5% 88 82 80.4% 250 206 79.2% 2 Điện ảnh 162 96 60.8% 88 70 68.6% 250 166 63.8% 3 Ca múa nhạc 162 98 62.0% 88 62 60.8% 250 160 61.5% 4 Thư viện 162 70 44.3% 88 50 49.0% 250 120 46.2% 5 Bảo tàng – bảo tồn di tích 162 66 41.8% 88 52 51.0% 250 118 45.4% 6 Lễ hội 162 62 39.2% 88 46 45.1% 250 108 41.5% 7 TTVH/NVH 162 64 40.5% 88 44 43.1% 250 108 41.5% 8 Mỹ thuật 162 40 25.3% 88 40 39.2% 250 80 30.8% 9 Nhiếp ảnh 162 40 25.3% 88 38 37.3% 250 78 30% 10 Khác (truyền hình, xuất bản, phát hành văn hóa phẩm…) 162 10 6.3% 88 0 0% 250 10 3.8%

Qua bảng 2.3.2, ta thấy có sự chênh lệch giữa những người công tác trong khu vực Nhà nước và những người công tác ngoài Nhà nước. Có 60,8% những người làm việc trong khu vực Nhà nước tán thành việc xã hội hóa điện ảnh, và 68,6% những người làm việc ngoài Nhà nước tán thành. Sự chênh lệch này cũng dễ hiểu, những người đang làm việc ngoài Nhà nước hẳn nhiên là ủng hộ chủ trương xã hội hóa, hơn là những người đang làm việc trong khu vực Nhà nước. Tuy thế, tỷ lệ 60,8% của những người đang làm việc trong khu vực Nhà nước, tán thành việc xã hội hóa, tán thành một quá trình gần như đối nghịch với vị thế của mình, cho thấy rằng xã hội hóa điện ảnh là một việc làm thuận với xu thế của phát triển.

Với những thành công ấy, xã hội hóa hoạt động nghệ thuật ở thành phố thời gian qua đã thực sự làm cho “đời sống văn hóa của người dân phong phú hơn” (có 87,7% ý kiến trong số người được hỏi, đồng tình như vậy), xã hội hóa hoạt động nghệ thuật đã “tạo điều kiện phát huy tài năng” của nghệ sĩ, của những người hoạt động nghệ thuật. Có đến 81,5% ý kiến của những người hoạt động văn hóa đã nhận xét như vậy, trong đó những người thuộc nhóm hoạt động ở khu vực Nhà nước là 84,1% và ở khu vực ngoài Nhà nước là 77,1% (bảng 2.3.3).

103 Bảng 2.3.3: Điều lợi của việc XHH trong từng lĩnh vực

(Theo ý kiến của những người hoạt động văn hóa trong các lĩnh vực phân theo nhóm hoạt động: Nhà nước và Ngoài Nhà nước)

STT Ý kiến Nhóm hoạt động Nhà nước + Ngoài nhà

nước

Nhà nước Ngoài nhà nước

Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%)

1 Đời sống văn hóa của người dân

phong phú hơn 164 146 89.0% 96 82 85.4% 260 228 87.7%

2 Tạo điều kiện phát huy tài năng của

người hoạt động văn hóa 164 138 84.1% 96 74 77.1% 260 212  4 81.5%

3 Số lượng sản phẩm văn hóa nhiều 164 116 70.7% 96 58 60.4% 260 174 66.9%

4 Phát huy tiềm năng văn hóa của dân tộc 164 110 67.1% 96 56 58.3% 260 166  8 63.8%

5 Có nhiều môi trường để hoạt động 164 100 61.0% 96 54 56.3% 260 154  6 59.2%

6 Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới 164 98 59.8% 96 52 54.2% 260 150  9 57.7%

7 Thu hút nhiều nguồn đầu tư 164 90 54.9% 96 34 35.4% 260 124  7 47.7%

8 Tạo ra nhiều nguồn thu nhập 164 78 47.6% 96 42 43.8% 260 120  3 46.2%

9 Hạn chế được các sản phẩm văn hóa

độc hại 164 60 36.6% 96 14 14.6% 260 74 5 28.5%

Nguyên nhân của các kết quả tích cực

- TP. Hồ Chí Minh là một Trung tâm Văn hóa lớn của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam, với lượng khách vãng lai thường xuyên hàng triệu người, thành phố là một thị trường lớn với nhiều nhu cầu đa dạng của “khách hàng” nghệ thuật. Người thành phố lại vốn năng động, có khả năng sáng tạo những cách làm để cân bằng cung - cầu trong lĩnh vực nghệ thuật. Chính vì vậy, chủ trương xã hội hóa như một ngọn gió thổi bùng lên ngọn lửa âm ỉ, làm cho hoạt động nghệ thuật ở thành phố sôi nổi, đa dạng, phong phú.

- TP. Hồ Chí Minh có một đội ngũ nghệ sĩ đông đảo, có trình độ chuyên môn cao ở nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều người có niềm đam mê nghề nghiệp. Đặc biệt, đội ngũ nghệ sĩ sân khấu (kịch nói, cải lương) được tập hợp trong Hội nghệ sĩ sân khấu thành phố - một trong những hội hoạt động khá mạnh ngay những năm 1980, 1990 của thế kỷ XX. Từ đó đã có nhiều nghệ sĩ rất tâm huyết, giỏi nghề, bám sân khấu, đã nhân ra mô hình sân khấu nhỏ 5B – Võ Văn Tần, làm nên thành công của hệ thống sân khấu ngoài công lập. Sự thành công xuất phát từ tâm huyết, từ tính chuyên nghiệp, không mang tính vụ lợi (không chạy theo lợi nhuận) là cơ sở bền vững duy trì sự tồn tại và phát triển của một dạng hoạt động trong tiến trình xã hội hóa hoạt động văn hóa.

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)