1. Tình hình thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh Minh
Ngay sau khi Nghị quyết 90/1997/NQ-CP, ngày 21/08/1997 ra đời, TP. Hồ Chí Minh đã có những cuộc hội thảo, những động thái khá tích cực để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống. Vì vậy, nhìn chung các lĩnh vực hoạt động văn hóa đều có sự chuyển động tích cực theo hướng xã hội hóa. Tuy nhiên do điều kiện thực tế, mỗi lĩnh vực có những cách thức, mức độ xã hội hóa khác nhau. Nhưng mọi người, cả người hoạt động văn hóa cũng như công chúng đều cho rằng nên tăng cường xã hội hóa, có đến 93,3% ý kiến thống nhất như vậy (Bảng 2.1.1).
Bảng 2.1.1: Có nên tăng cường việc XHH các hoạt động văn hóa (Theo ý kiến chung của người được hỏi)
Số trả lời Tỷ lệ Tỷ lệ mỗi giá trị Giá trị Nên 746 93.3% 93.3% Không ý kiến 30 5% 5% Không nên 24 1.7% 1.7% Tổng 800 100.0% 100.0% 1.1
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, phản ảnh hiện thực xã hội thông qua hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mỹ, vì vậy có rất nhiều loại hình nghệ thuật. Trong phạm vi của vấn đề xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đề tài chỉ đề cập đến một vài loại hình nghệ thuật biểu diễn như ca nhạc, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nghệ thuật nhiếp ảnh.
1
1.1.1.1 Khái quát tình hình hoạt động điện ảnh trước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa trương xã hội hóa
Sau năm 1975, cuộc sống điện ảnh Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh bước sang một trang mới với nhiều thay đổi và thách thức. Các phim của thế giới tư bản không được nhập về, các rạp hát sang trọng xuống cấp và không còn thu hút khán giả như trước đây.
29
Trong thời gian này chỉ có những hãng phim công lập hoạt động với kinh phí do Nhà nước cấp. Có thể kể Xưởng phim Giải Phóng vốn thành lập từ tháng 1 năm 1962, sau đó được mở rộng quy mô, sản xuất nhiều loại hình phim, đổi tên thành Xưởng phim Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, hãng phim Alpha trước đây được chuyển thành Xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó là một số cơ sở hoạt động điện ảnh ra đời như Chi nhánh Phát hành phim Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập, rồi chi nhánh của hãng phim truyện Việt Nam. Các hoạt động điện ảnh không có yếu tố ngoài Nhà nước, nhưng bù lại, khán giả lại được thưởng thức những tác phẩm kinh điển về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… với, Mối tình đầu (1977), Mùa gió chướng (1978), Cánh đồng hoang 1979, Mẹ vắng nhà (1979)... Không chỉ các tác phẩm cách mạng, khán giả còn được xem phim thuộc thể loại khác như Tội lỗi cuối cùng (đạo diễn Trần Phương) là phim tâm lý xã hội với bản nhạc nổi tiếng Đời gọi em bao lần của Trịnh Công Sơn, hoặc bộ phim nhiều tập Ván bài lật ngửa (đạo diễn Lê Hoàng Hoa) do Xưởng phim Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Ván bài lật ngửa là một thành công lớn của điện ảnh TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn này, đã giành được Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 (1983).
Các hãng phim Nhà nước đã có một thời kỳ hoạt động sôi nổi như thế, nhưng dần dần yếu đi. Vào những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, tình hình sản xuất phim trong nước hầu như đình trệ, hãng phim Nguyễn Đình Chiểu cũng loay hoay trong tình trạng chung ấy. Công ty phát hành phim và chiếu bóng là đơn vị trực thuộc Sở VH - TT vẫn hoạt động khá mạnh với chức năng phát hành phim, lúc bấy giờ chủ yếu là phát hành phim video. Với chủ trương “mở cửa” của thời kỳ sau 1986, doanh nghiệp này được nhập phim video khá ào ạt. Các bộ phim nhiều tập như Võ Tắc Thiên… đã đem lại doanh thu “tốt” cho Công ty phát hành phim và chiếu bóng, được đánh giá là một trong vài đơn vị doanh nghiệp mạnh của Sở VH - TT. Công ty được giao luôn chức năng quản lý hệ thống dịch vụ video toàn thành phố. Với chức năng chiếu bóng thì công ty được giao quản lý một hệ thống rạp chiếu bóng trong toàn thành phố. Khi phim nhựa trong nước không có sản phẩm mới, công ty nhập phim nước ngoài vào chiếu, nhưng chi phí nhập phim nhựa khá cao, giá vé cao, công ty đưa luôn phim video vào chiếu ở rạp. Nhưng rồi rạp cũng thưa khách dần, rạp cũng ngày càng xuống cấp. Công ty không thể tự cân đối để nâng cấp cơ sở vật chất, ngân sách thành phố cũng không thể đầu tư cho việc ấy. Xưởng phim Thời sự - Tài liệu thì hoạt động trong cơ chế bao cấp, chủ yếu làm nhiệm vụ chính trị theo
yêu cầu của thành phố, của Sở VH - TT, ghi hình ảnh các hoạt động của ngành, các hoạt động lớn của thành phố để làm tư liệu, làm phim tài liệu theo yêu cầu, làm bản tin thời sự bằng video đưa về phục vụ ngoại thành.
Như vậy có thể nhìn nhận, thời kỳ này hoạt động điện ảnh của thành phố vắng lặng, kể cả người thích xem phim muốn xem phim trên truyền hình cũng không có để xem. Chỉ còn Công ty phát hành phim và chiếu bóng thành phố đáp ứng nhu cầu công chúng bằng việc cho thuê phim video ngoại nhiều tập, người xem mang về nhà tự cho vào đầu máy để xem.
1.1.1.2 Hoạt động điện ảnh từ khi thực hiện chủ trương xã hội hóa
Sau một thời gian vắng lặng như thế thì ở thành phố đã xuất hiện các hãng phim do các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước sáng lập như: hãng phim Trẻ (thuộc Thành đoàn), hãng phim Phương Nam (thuộc Công ty văn hóa quận 11), hãng phim TFS (Đài truyền hình thành phố). Các hãng phim này đã đóng vai trò xung kích trong tiến trình thực hiện xã hội hóa hoạt động Điện ảnh ở thành phố. Các hãng phim này ra đời đã làm cho hoạt động điện ảnh thành phố qua thời kỳ đình trệ.
Chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa chỉ được thể hiện rõ nét ở lĩnh vực điện ảnh kể từ khi Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quyết định 38/2002/QĐ-BVHTT.
Quyết định 38/2002/QĐ – BVHTT vừa được ban hành là các hãng phim ngoài Nhà nước lần lượt chính thức ra đời. Các hãng này, dưới hình thức này hay hình thức khác đều đã có các hoạt động điện ảnh trước đây, chứ không phải là những hãng mới toanh chưa có bề dày nào.
Hãng đầu tiên là hãng phim Đào Thu. Hãng này không chuyên sản xuất phim nhựa, mà là một đơn vị phát hành phim bộ dài tập bán cho các đài truyền hình để phát sóng.
Hãng thứ hai là hãng phim Lý Huỳnh. Đội ngũ của hãng này cũng từng hoạt động điện ảnh trước khi được chính thức hóa và đã chuẩn bị cẩn thận cho sự ra đời của mình, đã tìm hiểu thị trường, thị hiếu của khán giả về các đề tài thích hợp. Sau đó là các hãng Phước Sang, Hoan Khuê (HK), Tháp Đôi, Đỗ Gia, Fanatic, SENAFILM (2006), Cửu Long Film (2006) và các hãng khác. Tính đến năm 2006, TP. Hồ Chí Minh có gần 33 hãng phim tư nhân trong khi cả nước chỉ có 40 hãng phim tư nhân. Từ sau khi luật Điện ảnh ra đời và có hiệu lực (2006) số lượng các hãng phim tư nhân tăng lên trên 100 cơ sở.
31
Các hãng phim tư nhân đã thực sự áp đảo về số lượng phim sản xuất hàng năm, nhất là vào các dịp Tết, mỗi năm có đến 2, 3 phim Tết để phục vụ nhu cầu giải trí Tết của khán giả.
Trong Liên hoan phim Việt Nam 16 (tháng 12 năm 2009) số lượng phim tư nhân tham gia chỉ có 6/15 phim tham dự, trong đó phim 14 ngày phép của hãng Chánh Phương được giải thưởng do khán giả bình chọn. Nhưng, tình hình thay đổi hẳn ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, trong 17 phim truyện nhựa dự Liên hoan phim này thì có đến 10 phim do tư nhân gửi đến tham dự. Nếu làm một con tính đơn giản, ta thấy số lượng phim tư nhân có chiều hướng tăng nhanh. Trong khi tổng số phim tham dự (tư nhân và Nhà nước) chỉ tăng lên có 1 phim, thì tổng số phim tư nhân tăng lên 4 phim trong 2 năm. Trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 có 6 hãng phim ngoài Nhà nước tham dự. Đó là các hãng phim Thiên Ngân (Công ty BHD), Hãng phim Phước Sang, Công ty cổ phần Giải trí âm nhạc Người Dậy Sớm, Hãng phim Thiên Ngân, Hãng phim Lê Dân, Hãng phim Lý Huỳnh. Còn lực lượng của các các hãng phim Nhà nước chỉ có Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim Giải Phóng, đơn vị cổ phần Hãng phim truyện 1. Số lượng phim tư nhân cũng vượt hơn hãng phim Nhà nước trong giải thưởng Cánh Diều 2011. Có tất cả 12 phim truyện điện ảnh tham dự, trong đó chỉ có hai phim của hãng phim Nhà nước là Mùi cỏ cháy và Tâm hồn mẹ, 10 phim còn lại là của các hãng phim tư nhân là Hotboy nổi loạn, Lệ phí tình yêu, Hello cô Ba, Vũ điệu đường cong, Lệnh xóa sổ, Long Ruồi, Đó hay đây, Lời nguyền huyết ngải, Ngôi nhà trong hẻm và Sài Gòn Yo!.
Phim của các hãng tư nhân rất đa dạng về thể loại, đề tài mang dấu ấn sâu sắc của khán giả, vì thế, phim của các hãng này mang tính thị trường rất cao. Đây là con dao hai lưỡi, vì có những phim do các hãng này sản xuất, vì chạy theo thị hiếu nên rất nhạt nhòa về nội dung và cả về nghệ thuật. Có những phim thường bị gọi là phim thị trường vì chạy theo doanh thu trước mắt, bỏ qua chất lượng. Những phim này có doanh thu cao và gây được hiệu ứng trong quần chúng như phim Long ruồi (hãng phim Thiên Ngân, hãng phim Việt và Early Risers đồng sản xuất, đạo diễn là Charlie Nguyễn) đạt doanh thu hơn 40 tỷ đồng (năm 2011), phim Lệnh xóa sổ đã thu về hơn 5 tỷ đồng, Bóng ma học đường đạt 22 tỷ đồng, theo sau là Cô dâu đại chiến đạt 14,2 tỷ đồng, Thiên sứ... 99 đạt được khoảng hơn 10 tỷ đồng, Để mai tính 20 tỷ đồng... Trong những phim được gọi là loại phim chạy theo thị trường có điển hình là phim Hello Cô Ba. Đây là
một phim hài, bị báo chí đánh giá là phim “hài nhảm”1, là “thảm họa”2 của điện ảnh. Một khán giả đã đưa ý kiến xây dựng về phim này như sau: “Tôi phải công nhận là phim của anh Phước Sang mang tính chất giải trí hài bình dân, chứ nội dung thì quá bình thường. Hy vọng anh Phước Sang sẽ rút kinh nghiệm để sau này có những bộ phim hay hơn”3
.
Nhà sản xuất phim tư nhân Phước Sang bộc bạch: “Làm phim hài, nhất là phim mùa Tết, chúng tôi đã xác định ngay từ đầu đối tượng khán giả của mình là đại chúng. Vì vậy, nếu có một vị giáo sư hoặc một nhà phê bình nào lỡ mua vé vào rạp rồi sau đó thấy phim nhảm, “mì ăn liền” thì đó là việc ngoài tiên liệu của chúng tôi”4
.
Các phim của các hãng phim tư nhân không dừng chân mãi trong các loại phim thị trường. Nhạy bén, có chiến lược, các hãng hiểu rằng trình độ thưởng thức của quần chúng sẽ thay đổi và có chiều hướng tiến đến những phim mang tính nghệ thuật hơn, họ chuyển sang những đề tài xã hội, đi sâu về các vấn đề xã hội đang tranh cãi hiện nay như phim về đề tài đồng tính nam Hotboy nổi loạn và Câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt, hoặc những phim tình cảm tâm lý như Duyên trần thoát tục(đạo diễn Lê Cung Bắc, năm 2007, do Công ty Cổ Phần Điện ảnh và Công nghệ Giải trí Sê Na Phim - SENAFILM sản xuất),
Những chiếc lá thời gian (đạo diễn Lê Cung Bắc, Senafilm sản xuất). Mảng đề tài xã hội vốn là mặt mạnh của các hãng phim Nhà nước với rất nhiều tác phẩm đã mổ xẻ đề tài tới từng khía cạnh, đã đi trước các hãng phim tư nhân rất nhiều. Dấn thân vào các đề tài này, các hãng phim tư nhân bước trên con đường khá chông gai với những khó khăn như khan hiếm kịch bản, vốn lớn và cả khâu duyệt phim. Những khó khăn ấy chứng tỏ mục đích hoạt động của họ không chỉ có lợi nhuận đơn thuần mà còn tính đến tính chất lượng, những gì sâu sắc hơn, nghệ thuật hơn của môn nghệ thuật thứ bảy này. Cũng trong mảng đề tài xã hội, các hãng phim tư nhân đã có những tác phẩm gây tiếng vang lớn, có hiệu ứng xã hội tích cực. Ta không thể bỏ qua giá trị nghệ thuật cũng như tính Việt của các phim Áo lụa Hà Đông của hãng phim Phước Sang, đạo diễn Lưu Huỳnh giành giải Cánh diều vàng năm 2006, Bẫy Rồng (hãng phim Chánh Phương, đạo diễn
1
“Doanh thu phim Tết, Tận cùng của sự nhảm”, nguồn:http://vn.thegioisao.yahoo.com, ngày 2/3/2012.
2
“Thảm họa phim Việt dự tranh Cánh Diều Vàng”, nguồn: http://vnexpress.net, ngày 2/3/2012.
3
Bình luận của độc giả Nguyễn Anh Tú, ngày 21/1/2012, nguồn: http://vnexpress.net/gl/van- hoa/san-khau-dien-anh, ngày 21/1/2012.
33
Nguyễn Phước Sơn), Để mai tính (hãng phim Thiên Ngân, đạo diễn Charlie Nguyễn), Cánh đồng bất tận (hãng phim Việt, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình), Thiên mệnh anh hùng (hãng phim Thanh Niên và Saga Films), Lời nguyền huyết ngải (Hãng phim Thiên Ngân, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên)... là các tác phẩm đã từng gây “sốt” vé tại các rạp chiếu, được khán giả đánh giá cao về mặt nghệ thuật, làm rạng rỡ điện ảnh Việt. Về khuynh hướng làm phim của các hãng phim tư nhân, đạo diễn Lê Hoàng phát biểu: “Về bản chất, họ (các nhà sản xuất phim tư nhân) vẫn là nghệ sĩ và thường nghĩ đến cả hai: tiền và danh. Lúc đi buôn thì vẫn muốn có lãi nhưng sau khi lãi rồi sẽ nghĩ đến danh, bởi vậy mà hãng phim Phước Sang hay hãng phim Thiên Ngân vẫn có những bộ phim giá trị, không thể nói là chỉ vì tiền được. Chắc chắn điện ảnh tư nhân cũng sẽ có những bộ phim tử tế nếu nó lớn mạnh, tự nó sẽ điều tiết để cho ra đời những sản phẩm tử tế”1.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là bước đầu thử nghiệm của các hãng phim tư nhân trong lĩnh vực này, chưa khẳng định hẳn đó là một định hướng sẽ được nối tiếp trong tương lai.
Trước sự sôi động như vậy của khu vực tư thì các đơn vị sản xuất phim Nhà nước phải lo chuyển đổi sang Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cho đến nay, Hãng phim Giải Phóng, con chim đầu đàn của ngành điện ảnh cách mạng, của điện ảnh Nhà nước cũng cố gắng xoay sở, bên cạnh việc đảm đương sứ mệnh sản xuất phim đề tài lịch sử,mang tính giáo dục cao , hãng cũng có những bộ phim với đề tài đa dạng như Chuông reo là bắn,
Gió thiên đường, Lấy vợ Sài Gòn, Trăng nơi đáy giếng, Thạch Thảo, Biển đợi,
Chiếc chìa khóa vàng, Gái nhảy.… Hãng phim Giải Phóng đã thực sự tham gia thị trường phim tại TP. Hồ Chí Minh cạnh tranh cùng các hãng phim tư nhân, .Riêng Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu thuộc Tổng công ty Văn hóa thành phố cho đến nay vẫn loay hoay tìm định hướng cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, chưa có đóng góp nào đáng kể cho điện ảnh thành phố.
Các hãng phim Nhà nước luôn chờ kinh phí của Nhà nước rót xuống để hoạt động. Tuy không phải vất vả lắm trong việc chạy tìm đầu vào, nhưng không phải khi nào kinh phí cũng được rót xuống suông sẻ và đầy đủ, mà lại nhỏ giọt, thiếu trước hụt sau, vì thế họ hoạt động theo kiểu liệu cơm gắp mắm. Phim Chuông reo là bắn của hãng phim Giải phóng là một thí dụ điển hình về
1
Trích trong “Phim quốc doanh hít khói phim tư nhân”, nguồn:www.eva.com, ngày 28/11/2011.
tình hình kinh phí không được trọn vẹn cho một bộ phim. Đây là một bộ phim đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ, vui nhộn, sinh động, hứa hẹn doanh thu cao