Nhận xét từ thực tiễn xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa lịch sử

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 110)

2. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa

3.2 Nhận xét từ thực tiễn xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa lịch sử

3.2.1 Những kết quả tốt

+ Về hoạt động bảo tàng

Các bảo tàng công lập ở TP. Hồ Chí Minh với nhiều phương thức như đã trình bày ở mục 1.2.1.2, đã thực sự thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động của bảo tàng, góp phần nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân, góp phần đẩy mạnh hoạt động của bảo tàng. Khi được hỏi về những thuận lợi trong việc thực hiện xã hội hóa ở các lĩnh vực thì những người hoạt động bảo tồn, bảo tàng (văn hóa lịch sử) đã thống nhất khá cao với 73,3% ý kiến

1

111

trong số người được hỏi cho rằng đó là “có sự hợp tác rộng rãi” với nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội (bảng 2.3.6).

Bảng 2.3.6: Thuận lợi của việc XHH trong lĩnh vực của mình

(Theo ý kiến của những người hoạt động văn hóa trong các lĩnh vực phân theo nhóm loại hình đang hoạt động)

STT Ý kiến Văn hóa

nghệ thuật Văn hóa đời sống Văn hóa lịch sử Quản lý NN về văn hóa Tổng các nhóm loại hình hoạt động Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%)

1 Không bị gò bó bởi cơ

chế 126 64 50.8% 56 18 32.1% 30 4 13.3% 48 16 33.3% 260 102 39.2%

2 Chủ động, không bị

kiểm soát bởi nhiều cấp

126 42 33.3% 56 12 21.4% 30 6 20% 48 12 25% 260 72 27.7%

3 Có sự hợp tác rộng rãi 126 94 74.6% 56 52 92.9% 30 22 73.3% 48 42 87.5% 260 210 80.8%

4 Nguồn lực trong dân

của thành phố dồi dào 126 58 46% 56 38 67.9% 30 14 46.7% 48 42 87.5% 260 152 58.5%  4

5 Thành phố vốn năng

động 126 64 50.8% 56 42 75% 30 18 60% 48 28 58.3% 260 152 58.5%  5

6 Nhu cầu xã hội cao,

thị trường rộng 126 80 63.5% 56 42 75% 30 20 66.7% 48 30 62.5% 260 172 66.2%

Việc thực hiện chủ trương

1.

Các bảo tàng công lập chủ động liên kết với các cá nhân và tổ chức xã hội để vừa thu hút mọi người tham gia vào hoạt động bảo tàng vừa đưa sản phẩm mang tính giáo dục của bảo tàng đi sâu vào các tầng lớp nhân dân, dưới sự lãnh đạo, quản lý chặt chẽ của hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước của từng đơn vị. Đây có thể được xem là mô hình liên kết giữa Nhà nước và tư nhân, tổ chức xã hội khá thành công.

Nguyên nhân: các bảo tàng ở thành phố ra đời khá sớm (trong khoảng thời gian từ 1975 - 1985), đã trở thành những địa chỉ văn hóa khá quen thuộc của người dân thành phố, của khách vãng lai đến thành phố. Nhu cầu của công chúng bảo tàng là động lực thúc đẩy những người hoạt động bảo tàng tìm mọi cách để cung ứng cho khách bảo tàng những bộ sưu tập, những chuyên đề có giá

1

PGS. TS Đinh Xuân Dũng - Phó Ban khoa giáo Trung ương, “Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa”, Hà Nội, tháng 2/2002.

trị. Mong muốn cân bằng cung cầu ấy của những người hoạt động bảo tàng bị hạn chế khả năng thực hiện vì nguồn ngân sách có hạn của Nhà nước cùng với những cơ chế tài chính chưa linh hoạt. Trong khi đó, nguồn lực trong người dân thành phố khá dồi dào, các nhà sưu tập tư nhân đã và đang giữ một khối lượng di sản không nhỏ. Chủ trương xã hội hóa của Đảng, Nhà nước ra đời như một “cứu cánh” giúp giải tỏa áp lực của các bảo tàng công lập. Đến khi luật Di sản văn hóa ra đời, những nhà sưu tập tư nhân cũng được giải tỏa áp lực tâm lý, sẵn sàng đến với bảo tàng công lập để được giới thiệu những vốn di sản văn hóa mà cá nhân đã lưu giữ bấy lâu nay. Sự gặp nhau, sự “bắt tay” thật tự nguyện ấy đã tạo nên sinh khí mới cho hoạt động các bảo tàng công lập, công chúng bảo tàng càng đến với các địa chỉ văn hóa quen thuộc từ trước ngày càng nhiều hơn. Kết quả điều tra định lượng cho thấy có 46,7% ý kiến của những nhà hoạt động trong lĩnh vực này cho rằng một trong những thuận lợi khi thực hiện xã hội hóa ở TP. Hồ Chí Minh chính là vì nguồn lực trong dân của thành phố dồi dào, và có đến 87,5% ý kiến của những người quản lý văn hóa đồng tình với ý kiến này (bảng 2.3.6).

+ Về hoạt động bảo tồn các di tích

Các tổ chức xã hội, các cá nhân quan tâm đến vấn đề bảo tồn di tích đã tham gia ngày càng nhiều vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích. Những con số nói lên nguồn ngân sách ngoài Nhà nước đầu tư cho bảo tồn di tích ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng ngân sách dành cho hoạt động này quả thật là một kết quả đáng kể trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa của TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân: khi kinh tế - xã hội thành phố phát triển, đời sống tâm linh của người dân đặc biệt là những người kinh doanh cũng có xu hướng phát triển. Những người quản lý trực tiếp các cơ sở tín ngưỡng được xếp hạng di tích có điều kiện thuận lợi để vận động tham gia vào việc trùng tu, tôn tạo di tích. Qua điều tra, có 66,7% ý kiến trong số người đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa lịch sử được hỏi, đã cho rằng chính vì ở thành phố “nhu cầu xã hội cao, thị trường rộng” nên thành phố có lợi thế để đẩy mạnh xã hội hóa (bảng 2.3.6).

3.2.2 Những tồn tại

+ Về hoạt động bảo tàng

Cho đến nay chưa có một bảo tàng tư nhân nào ra đời, hoạt động theo luật Di sản văn hóa, dù rằng ở một Trung tâm Văn hóa lớn của đất nước như TP. Hồ Chí Minh, có rất nhiều nhà sưu tập cổ vật cũng như sưu tập nhiều loại hình

113

di sản khác vẫn đang hoạt động. Trong khi, tại Phú Quốc - Kiên Giang đã có bảo tàng tư nhân với tên gọi là Cội Nguồn ra đời từ nhiều năm qua.

Mặt khác, hệ thống bảo tàng ở Thành phố tuy nhiều về số lượng nhưng hầu hết là các bảo tàng ở lĩnh vực lịch sử dân tộc, mà chủ yếu là lịch sử đấu tranh cách mạng. Chỉ có hai bảo tàng chuyên ngành là bảo tàng mỹ thuật, bảo tàng địa chất. Vấn đề này, các cơ quan thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập đến sự trùng lặp giữa các bảo tàng. Bảo tàng lịch sử là nơi trưng bày nhiều bộ sưu tập cổ vật quý, ít trùng lặp với các bảo tàng khác, nhưng do tên gọi là Bảo tàng lịch sử nên tuyến trưng bày cố định của bảo tàng vẫn phải là theo niên đại của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng công lập vốn đã được hình thành như vậy, mà việc ra đời bảo tàng tư nhân, bảo tàng dân lập đến nay chưa được khai thông thì khó lòng khắc phục được nhược điểm này dẫu các bảo tàng có cố gắng để đạt nhiều kết quả trong việc XHH hoạt động bảo tàng.

Nguyên nhân của hiện tượng bảo tàng tư nhân không xuất hiện ở một thành phố được đánh giá là xã hội hóa hoạt động văn hóa tốt, đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Được hỏi về ý định lập bảo tàng tư nhân, một nhà sưu tầm đã bày tỏ: “Rất khó khăn để mở ra một bảo tàng tư nhân. Hiện tại chưa ai dám nói khi nào sẽ có một bảo tàng tư nhân ra đời bởi vì chỉ với khả năng của mình thì chưa đủ. Hiện tại, nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ lại những cổ vật của ông cha ta”1. Một nhà sưu tập khác cũng đưa ra nhận định: “Cũng có một số người có khả năng về tài chính nhưng để làm ra một bảo tàng thì rất gian nan, phải có bảo vệ, thuyết minh, tổ chức trưng bày bảo quản, cái khó trước tiên là không có mặt bằng. Một mặt bằng vài trăm mét vuông thì chẳng trưng bày được bao nhiêu, chỉ để xếp hàng trong tủ như ở nhà, mà như vậy chỉ là kho cổ vật chứ không phải là trưng bày cổ vật của một bảo tàng”2.

Không thể không đề cập đến một nguyên nhân sâu xa, đó là vì bản chất của hoạt động bảo tàng không mang tính kinh doanh, không mang lại lợi nhuận.

Ngoài nguyên nhân rất cơ bản mà những “người trong cuộc” đã giải bày như vậy thì cũng có ý kiến đề cập đến các nguyên nhân khác như thủ tục còn rườm rà, tâm lý ngại đưa ra cho Hội đồng thẩm định lại cổ vật của cá nhân.

+ Về hoạt động bảo tồn di tích

1

Trích bản phỏng vấn nhà sưu tập tư nhân, đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa - Chính sách và giải pháp”, ngày 23/05/2011.

2

Trích bản phỏng vấn nhà sưu tập tư nhân, đề tài “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa - Chính sách và giải pháp”, ngày 23/05/2011.

- Ý thức trân trọng, gìn giữ, bảo vệ, không xâm phạm di tích vẫn chưa được nâng lên trong đông đảo nhân dân, vẫn còn nhiều việc làm xâm hại di tích chưa được ngăn chặn.

- Một cơ quan chức năng của Nhà nước (Trung tâm Bảo tồn Di tích thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ thi công, giám sát thi công các công trình trùng tu tôn tạo di tích để đảm bảo các di tích được trùng tu, tôn tạo vẫn giữ đúng nguyên gốc, không làm méo mó, biến dạng di tích.

Nguyên nhân của những tồn tại trên thuộc về nhận thức. Trong những năm qua vẫn tồn tại việc xâm hại, làm biến dạng di tích mà không bị xử lý hay nói cách khác là luật di sản chưa có hiệu lực thực sự trong đời sống xã hội đã tạo nên ý thức không cần quan tâm đến việc chấp hành luật di sản văn hóa, sinh ra căn bệnh “lờn luật”.

3.2.3 Thời cơ

+ Đối với hoạt động bảo tàng

TP. Hồ Chí Minh với đặc thù là địa phương có nhiều bảo tàng nhất cả nước. Hệ thống bảo tàng của Nhà nước cùng với hệ thống các tổ chức hội, đoàn, các nhà sưu tập tư nhân liên kết nhau đã thực sự tạo nên sự sôi nổi, phong phú cho hoạt động của bảo tàng ở thành phố trong nhiều năm qua. Trong xu thế hội nhập, hệ thống bảo tàng càng có cơ hội để nhân rộng mô hình đã thành công. Bảo tàng công lập, dẫu điều kiện cơ sở vật chất chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của bảo tàng, nhưng vẫn có thể đóng vai trò tập hợp những người tâm huyết với việc sưu tầm, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vẫn có thể làm chỗ dựa cho các nhà sưu tập tư nhân đưa hiện vật đến trưng bày. Bảo tàng công lập sẽ có nhiều cơ hội hơn để giao lưu với bạn bè quốc tế ở cả hai chiều: đưa di sản văn hóa của Việt Nam ra giới thiệu với bè bạn năm châu; đón nhận để giới thiệu di sản văn hóa các nước với công chúng Việt Nam cũng như đón khách du lịch đến với bảo tàng. Các bộ sưu tập được trưng bày tại bảo tàng chính là các sản phẩm du lịch. Khi bảo tàng có nhiều sản phẩm độc đáo thì số lượng khách đến bảo tàng sẽ tăng lên. Đó chính là cơ hội để đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tàng.

+ Đối với hoạt động bảo tồn di tích

TP. Hồ Chí Minh với đà phát triển nhanh chóng về mọi mặt, số lượng khách vãng lai ngày càng tăng, bao gồm cả khách trong và ngoài nước là cơ hội để các di tích thu hút khách tham quan, tạo nên nguồn thu từ di tích, để rồi từ nguồn thu đó mà nâng cao khả năng đầu tư ngân sách cho tu bổ, tôn tạo di tích.

115

Cơ hội này đã xuất hiện nhiều năm qua ở các di tích kiến trúc nghệ thuật tại các cơ sở tín ngưỡng (chùa, đình, đền, lăng, miếu) và cả ở một vài di tích lịch sử cách mạng có tầm vóc lớn lao lại có kiến trúc đẹp như Dinh Độc lập (hội trường Thống Nhất), địa đạo Bến Dược.

Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) từng bước thấm dần vào ý thức đội ngũ cán bộ các cấp, các quận, huyện dần ý thức được khi địa phương mình có được một di tích lịch sử văn hóa, hoặc một di tích kiến trúc nghệ thuật là có thêm một sản phẩm văn hóa, một sản phẩm du lịch của địa phương là niềm tự hào, đồng thời cũng đòi hỏi nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Từ khi thành phố lập ra Hội đồng xét duyệt và công nhận di tích cấp Thành phố, các quận, huyện cũng xem đây là cơ hội để có thể dễ dàng hơn trong việc được công nhận để có cơ sở pháp lý bảo vệ các di tích ở địa phương.

3.2.4 Thách thức

+ Đối với hoạt động Bảo tàng

Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch cơ sở vật chất, xây dựng thiết chế văn hóa ở thành phố hiện vẫn là một thách thức lớn đối với sự phát triển bảo tàng cũng như đối với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tàng.

Như trên đã phân tích, vấn đề mặt bằng vẫn là thách thức lớn nhất đối với các nhà sưu tập khi có ý định lập bảo tàng tư nhân. Nếu Nhà nước không có quy hoạch rõ ràng về các vùng không gian văn hóa thì các cá nhân, tổ chức khó lòng dám đầu tư mua đất ở các khu vực hiện chưa phát triển để xây dựng bảo tàng, còn nhà ở hiện có tại khu đô thị đã phát triển thì không thể mở rộng được nữa.

Các bảo tàng công lập hiện cũng đã bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường sưu tầm hiện vật với khả năng bảo quản, trưng bày hiện vật, nói cách khác bảo tàng cũng đã phải “mặc chiếc áo chật chội”. Khi bảo tàng Nhà nước ở trong tình trạng ngày càng quá tải, thì liệu có còn giữ mãi được vai trò “nơi tập hợp”, “chỗ dựa” đối với các nhà sưu tập tư nhân, các tổ chức xã hội nữa hay không.

Những khó khăn ấy, tồn tại kéo dài nhiều năm qua đã trở thành “thế yếu” của các đơn vị công lập, kết quả từ cuộc điều tra định lượng cho thấy có đến 73,1% ý kiến quan tâm đến vấn đề kinh phí hạn hẹp không đáp ứng được nhu cầu hoạt động, 69,2% quan tâm đến vấn đề không chủ động trong việc nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Cả hai loại ý kiến này đều được những người hoạt động ở khu vực Nhà nước quan tâm nhiều hơn, với tỷ lệ là 82,9% và 79,3%. Bởi

vì, hơn ai hết họ là những người nhìn thấy rõ thách thức từ thế yếu của chính mình mà “lực bất tòng tâm” (bảng 2.3.7).

Bảng 2.3.7: Những điểm yếu của các đơn vị công lập

(Theo ý kiến của người hoạt động văn hoá phân theo nhóm hoạt động: Nhà nước và ngoài Nhà nước)

STT Ý kiến Nhóm hoạt động Nhà nước +

Ngoài nhà nước

Nhà nước Ngoài nhà nước

Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%) Tổng số NĐH Số trả lời (%)

1 Kinh phí hoạt động không đáp ứng

được nhu cầu 164 136 82.9% 96 54 56.3% 260 190 73.1%  1

2 Không chủ động trong việc nâng

cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất 164 130 79.3% 96 50 52.1% 260 180 69.2%

3 Thu nhập thấp 164 102 62.2% 96 52 54.2% 260 154 59.2%

4 Không thu hút được nhân tài 164 90 54.9% 96 52 54.2% 260 142 54.6%

5 Cơ chế tài chính không linh hoạt 164 88 53.7% 96 54 56.3% 260 142 54.6%

6 Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả 164 80 48.8% 96 56 58.3% 260 136 52.3%

Một phần của tài liệu xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại thành phố hồ chí minh chính sách và giải pháp (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)