Nguyên nhân của sự hạn chế khi sử dụng các câu hỏi trong dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 38)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Nguyên nhân của sự hạn chế khi sử dụng các câu hỏi trong dạy học

học các đoạn trích Truyện Kiều

Thứ nhất, nhận thức của giáo viên về hệ thống câu hỏi nêu vấn đề còn nhiều hạn chế. Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều câu hỏi như thế là đã dạy học nêu vấn đề là phát huy tính tích cực của học sinh.

Qua việc điều tra bằng bảng hỏi. Khi được hỏi 20 giáo viên : Theo thầy cô câu hỏi nêu vấn đề là gì?

hiểu mơ hồ về câu hỏi nêu vấn đề, chỉ dừng lại ở việc câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi phát hiện vấn đề. Như vậy, một thực tế hiện nay là lý luận về câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong nhà trường nói chung, trong việc giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều nói riêng còn nhiều bất cập.

Thứ hai, giáo viên ít quan tâm đến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và ít chú trọng tới việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các đoạn trích Truyện Kiều. Việc xây dựng câu hỏi nói chung, câu hỏi nêu vấn đề nói riêng vẫn phụ thuộc vào cảm tính, ý thức chủ quan của từng giáo viên. Tất cả chỉ mang tính chất kinh nghiệm.

Khi chúng tôi hỏi: Mức độ sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy các đoạn trích "Truyện Kiều" mà các thầy cô thường áp dụng:

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

12 người trả lời thỉnh thoảng, 3 người trả lời thường xuyên.

Khi chúng tôi hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học nói chung, giờ dạy các đoạn trích "Truyện Kiều" nói riêng, theo thầy cô, hình thức câu hỏi nào phát huy hiệu quả nhất

A. Câu hỏi tái hiện B. Câu hỏi gợi tìm C. Câu hỏi nêu vấn đề

D. Câu hỏi khác:……… Các giáo viên cũng trả lời không thống nhất

4 giáo viên trả lời câu hỏi so sánh 3 giáo viên trả lời câu hỏi gợi tìm 5 giáo viên trả lời câu hỏi nêu vấn đề

3 giáo viên trả lời các câu hỏi khác như: câu hỏi bình giá, câu hỏi phân tích, câu hỏi tưởng tượng.

Như vậy, hệ thống câu hỏi giảng dạy hiện nay cơ bản chưa được chú ý. Người ta nói nhiều đến phương pháp dạy học nhưng hệ thống câu hỏi dạy học thì chưa được chú trọng và chưa có lý luận, giáo viên ít hiểu biết về cách đặt câu hỏi nêu vấn đề hoặc chưa tiếp cận một cách cơ bản câu hỏi nêu vấn đề nên câu hỏi nêu vấn đề chưa được chú trọng.

Thứ ba, Khi đặt câu hỏi giáo viên không định hướng vào những vấn đề trung tâm cốt lõi của tác phẩm.

Một nguyên nhân cũng xuất phát từ phía học sinh. Học sinh ngại trả lời câu hỏi, học tập thụ động không hăng hái trong học tập. Đó là do thói quen của cách học thụ động và tâm lý học sinh cũng không mấy hứng thú khi học các đoạn trích Truyện Kiều.

Trước những hạn chế và bất cập trên, chúng tôi nhận thấy hơn bao giờ hết cần thiết phải xây dựng một lý thuyết chung cho vấn đề xây dựng câu hỏi trong giờ dạy học tác phẩm văn học nói chung, dạy học các đoạn trích Truyện Kiều nói riêng.

CHƢƠNG 2

VẬN DỤNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU

2.1. Những yêu cầu chính đối với câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các đoạn trích Truyện Kiều

2.1.1. Câu hỏi nêu vấn đề phải tạo ra tình huống có vấn đề

Nói đến tình huống có vấn đề là nói đến tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm lý đặc biệt: cảm thấy có cái “ khó” trong nhận thức hay nói cách khác có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết đồng thời có mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới. Đây chính là điều kiện tạo nên nhu cầu và hứng thú cho học sinh như chúng ta đã nói ở trên. Trong giờ học các đoạn trích Truyện Kiều, yêu cầu đầu tiên là giáo viên dùng câu hỏi nêu vấn đề để đặt học sinh vào hoàn cảnh thử thách, mâu thuẫn giữa cái đã biết, và cái chưa biết, cái cũ – cái mới, để thôi thúc ở họ nhu cầu khám phá và tìm hiểu. Dạy học đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” chẳng hạn. Cái đã có ở học sinh là nghệ thuật ước lệ của văn học trung đại, cái học sinh chưa biết là nghệ thuật đặc tả nhân vật của Nguyễn Du và cách miêu tả chân dung nhân vật mang tính cách, số phận. Câu hỏi được đặt ra là “ tại sao Nguyễn Du dùng nghệ thuật ước lệ mà chân dung hai nàng vẫn hiện lên mỗi người một vẻ, không ai giống ai?” Đã có kiến thức về ước lệ tượng trưng, học sinh buộc phải tìm ra điểm khác lạ và sáng tạo của Nguyễn Du để lý giải cho vấn đề được đặt ra. Đó chính là yêu cầu đầu tiên của câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học đoạn trích Truyện Kiều.

2.1.2. Câu hỏi nêu vấn đề phải bám sát giá trị nội dung, nghệ thuật trong Truyện Kiều

Câu hỏi nêu vấn đề mang tính khái quát, tổng hợp cao, do vậy khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề nếu không chú ý rất có thể dẫn đến tình trạng đề cao

tư duy khái quát, tổng hợp mà coi nhẹ yêu cầu bám sát văn bản. Khuynh hướng này dễ đưa đến tình trạng chủ quan trong tiếp nhận, văn bản chỉ là cái cớ cho mọi suy diễn tuỳ tiện, câu hỏi dễ để học sinh sa vào lối suy diễn chủ quan, không mang tính hệ thống. Chẳng hạn những câu hỏi nhập vai, giả định kiểu như : Nếu em là, Theo em, trong trường hợp …em sẽ làm thế nào…là điều nên tránh trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều. Bởi vì Truyện Kiều là tác phẩm văn học trung đại, nội dung, nghệ thuật đã là sự cách biệt rất lớn với học sinh ngày nay. Học sinh sẽ không dễ dàng trả lời mà lại áp dụng những trải nghiệm non nớt của mình vào việc phân tích, đánh giá như vậy sẽ rơi vào lối tư duy hời hợt, thiếu chính xác hoặc khập khiễng. Chẳng hạn như với câu hỏi “ Nếu em là Thuý Kiều, em có tha cho Hoạn Thư không? Tại sao?”Là câu hỏi không bám vào nội dung mà chỉ là suy diễn cá nhân.

Như vậy, yêu cầu tiếp theo của câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều chính là việc câu hỏi phải bám sát nội dung, nghệ thuật của văn bản, nếu không học sinh sẽ đi xa, tán rộng, giờ học sẽ biến thành giờ tranh luận cá nhân mà mất đi tính hệ thống.

2.1.3. Câu hỏi nêu vấn đề phải dựa vào đặc điểm tâm lý tiếp nhận của học sinh

Những kiến thức học sinh đã có là quy trình cơ sở, là nền tảng để giáo viên dựa vào đó xây dựng các yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới. Câu hỏi nêu vấn đề không đặt học sinh vào tình trạng bế tắc trong việc huy động và sử dụng các khả năng vốn có, không đưa học sinh vào ngõ cụt nhận thức và hành động. Câu hỏi nêu vấn đề có khả năng tạo thông tin phản hồi, đối chiếu để học sinh tự nhận thức và đánh giá được kết quả cũng như phương thức phân tích đánh giá tác phẩm. Câu hỏi quá khó làm học sinh căng thẳng, mệt mỏi. Ngược lại câu hỏi quá dễ làm học sinh nhàm chán. Câu hỏi quá nhiều làm giờ học khô khan, mất đi những rung cảm thẩm mỹ của người học.

Khi được hỏi về tầm quan trọng của các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình, đa số học sinh đều thống nhất ý kiến: rất quan trọng. Nhưng khi hỏi em có hứng thú với Truyện Kiều không thì phần lớn học sinh trả lời không hứng thú. Có rất nhiều nguyên nhân về việc học sinh không hứng thú, nhưng chủ yếu là do cách biệt về ngôn ngữ, tư tưởng, thi pháp của văn học trung đại. Vì vậy câu hỏi cho vấn đề này cần sự gợi dẫn của giáo viên rất nhiều. Khi xây dựng câu hỏi, giáo viên cần xác định học sinh đã có kiến thức nền tảng nào, cần tiếp nhận đến đâu. Có những vấn đề nào không cần thiết phải làm rõ thì có thể bỏ qua. Câu hỏi nêu vấn đề chỉ tập trung vào một số nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu và phù hợp với hiểu biết của học sinh còn nếu không, câu hỏi được phát ra mà giáo viên sẽ nhận được sự trả lời là cách im lặng của học sinh mà thôi. Chẳng hạn, trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, câu hỏi “ Nguyên nhân nào đã đẩy Kiều rơi vào tay Tú Bà và phải sống ở lầu Ngưng Bích” là câu hỏi không cần thiết, vượt quá khả năng của học sinh THCS.

2.2. Các đoạn trích Truyện Kiều đều chứa đựng rất nhiều vấn đề cần đƣợc khám phá

2.2.1. Nội dung trong các đoạn trích là tiến đề cho xây dựng câu hỏi nêu vấn đề

Mỗi đoạn trích trong SGK ngữ văn 9 là một lát cắt, một miếng hình của bức tranh rộng lớn về con người, thời đại Nguyễn Du sống. Bởi vậy tìm hiểu và khám phá từng nội dung là nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên và học sinh.

2.2.1.1. Nội dung trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”

Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” đã thể hiện được trọn vẹn vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của hai chị Thúy Kiều và Thúy Vân: mỗi người một vẻ nhưng đều là những trang tuyệt thế giai nhân. Qua bức chân dung hai nàng, học sinh hiểu thêm về vẻ đẹp và quan niệm về vẻ đẹp của con người, nhất là người phụ nữ trong văn học trung đại: vẻ đẹp

thường gắn với hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ. Quan niệm về người con gái mang nét đẹp của cốt cách, tinh thần, đoan trang, đài các với cuộc sống “ trướng rủ, màn che”, bỏ bên ngoài đời sống “ tường đông ong bướm”. Cuộc sống của sự giữ gìn nề nếp, khuôn phép, gia phong. Nét đẹp truyền thống cổ xưa ấy đã cách biệt với thế hệ học sinh ngày nay, nhất là ở lứa tuổi THCS, điều này học sinh không dễ dàng nắm bắt. Giáo viên cần gợi dẫn học sinh tìm ra vấn đề bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề.

Chẳng hạn: “ thông qua hình ảnh cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che của hai Kiều”, em có thể hình dung như thế nào về cuộc sống của người con gái ngày xưa? 2.2.1.2. Nội dung trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’

Nội dung của đoạn trích là bức tranh tuyệt đẹp và toàn bích về cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh. Qua bức tranh xuân, Nguyễn Du đã tái hiện lại khung cảnh lễ hội và không khí mùa xuân rất náo nức và vui tươi. Học sinh sẽ thấy được truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Để hoà mình vào không gian văn hoá ấy quả thật là một điều hết sức thú vị nhưng cũng rất khó để học sinh nhận ra nét đẹp của bức tranh xuân và không khí xuân cách đây mấy thế kỉ. Đây cũng chính là nội dung để học sinh tìm hiểu.

2.2.1.3. Nội dung trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Nội dung của đoạn trích lại cho ta thấy cuộc sống và thân phận nàng Kiều bơ vơ, vô định và tâm trạng cô đơn, lo lắng của nàng trước thực tại phũ phàng và một tương lai mờ mịt, tăm tối. Lầu Ngưng Bích không phải chỉ một địa điểm giam lỏng Thúy Kiều mà đó là hình ảnh của cả chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Nó là biểu tượng của sự giam hãm, của những luật lệ hà khắc, kìm nén con người, dồn đuổi họ trong sự bế tắc tuyệt vọng. Phản ánh cuộc sống của nàng Kiều cũng là phản ánh cuộc sống của những con người thời đại mà Nguyễn Du sống. Xã hội ấy đã cách xa hàng thế kỉ, liệu học sinh lớp 9 có khả năng cảm nhận được những nội dung đó không? Đây chính là thách thức để giáo viên xây dựng câu hỏi nêu vấn đề.

2.2.1.4. Nội dung trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”

Đoạn trích tái hiện lại cảnh “ mua bán” giữa Mã Giám Sinh và gia đình Kiều. Thông qua cảnh “ dạm hỏi” , đoạn trích đã cho thấy bản chất con buôn và những mánh lới đê tiện của tên họ Mã, đồng thời cho độc giả thấy được tình cảnh đáng thương, tủi nhục của nàng Kiều trước cảnh bán, mua đầy cay đắng. Bằng những hành động của Mã khi thì cò kè, khi thì ngã giá, khi thì ép cung, khi thì thử bài, học sinh thấy được gì về xã hội lúc bấy giờ. Đó là vấn đề được đặt ra trong đoạn trích. Giáo viên cần đưa học sinh tìm ra hình ảnh chân thực về một xã hội mà ở đó con người bị biến thành một thứ hàng hoá, đồng tiền lên ngôi và chà đạp lên tất cả.

2.2.2. Những tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Du trong các đoạn trích cũng là tiền đề cho việc xây dựng câu hỏi

Văn học là phản ánh chủ quan của cuộc sống khách quan do nhà văn sáng tạo nên. Tác phẩm văn học vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự phán xét, đề xuất đối với cuộc sống ấy. Nằm trong tính chỉnh thể và thống nhất của toàn bộ tác phẩm, các đoạn trích cũng phần nào thể hiện được tư tưởng, lập trường của Nguyễn Du trước những vấn đề của con người và thời đại. Vấn đề là giáo viên phải giúp học sinh nhận ra được những quan điểm, tư tưởng ấy.

2.2.2.1. Quan niệm về con người của Nguyễn Du trong các đoạn trích là vấn đề không dễ nắm bắt với học sinh THCS

Trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”, khi viết về vẻ đẹp của Kiều dù là miêu tả ngoại hình, tính cách, hay tài năng, Nguyễn Du đều hướng tới cái tình. Con người đa tình. Đôi mắt Kiều không miêu tả mày ngài, mắt phượng mà tả cái “ hồn” của đôi mắt ấy “ làn thuy thủy”, làn nước mùa thu long lanh, sâu thẳm. Tài của nàng lại được thể hiện bằng cung đàn bạc mệnh, khiến người “ não nhân”. Cái tài, cái sắc lại gắn với cái tình – một hồng nhan đa sầu, đa cảm, một trái tim tha thiết, sôi nổi, tâm hồn cực kì tinh tế và nhạy cảm. Có thể nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sự kết hợp tài –

sắc – tình. Con người tài – sắc là vấn đề đã được nhắc đến trong các sáng tác “ cung oán ngâm”, chinh phụ ngâm, hay “ truyền kì mạn luc” , nhưng con người vừa

có tài vừa có sắc vừa có tình thì lại là điểm hoàn toàn mới. Đó là cái nhìn của riêng Nguyễn Du về giá trị con người, điều mà học sinh chưa hề biết và rất khó để phát

hiện. Giáo viên cần đưa học sinh tới “ miền đất bí ẩn” này để học sinh khám phá và tìm hiểu bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề như: “ tại sao khi miêu tả Kiều Nguyễn Du lại chọn đôi mắt chứ không tả hình dáng hay nước da, làn tóc như nàng Vân”?

Trong khi viết về hình ảnh người phụ nữ, dưới ngòi bút của thiên tài, Nguyễn Du đã xây dựng bức tượng đài hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn của họ. Ca ngợi họ một cách say sưa, nồng nhiệt, tập trung và trân trọng nhất, với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ, đó chính là một đặc điểm quan trọng của giá trị nhân đạo. Đặc điểm này học sinh đã biết qua việc học các tác phẩm như Bánh trôi nước, Quan Âm Thị Kính, người con gái Nam Xương,

nhưng sự khác biệt ở đây chính là quan niệm của Nguyễn Du về thân phận con người: “Chữ tài –chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Ông mang một quan

niệm “ trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, “ hồng nhan tự thuở nào, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”, bởi vậy dự cảm về kiếp người tài hoa,

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)