6. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Những thành công của thực nghiệm
Thực nghiệm đã dạt được mục đích đặt ra. Những kết quả phân tích biểu hiện về nhận thức, thái độ, từ phía học sinh đã chứng tỏ hệ câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều bước đầu đem lại tính khả thi.
Xây dựng và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề theo quy trình chặt chẽ và kết hợp linh hoạt, chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác, hình thức dạy học đa dạng đã mang lại cho học sinh niềm hứng thú và kích thích tính tích cực tư duy từ đó nắm vững tri thức, kỹ năng của bài học.
Học sinh bước đầu nhận thức được những hình thức nghệ thuật có vấn đề đồng thời biết tổng hợp, khái quát kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập
Quá trình giải quyết tình huống học tập hay vận dụng những hiểu biết cũ vào giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới sẽ hình thành tư duy sáng tạo ở học sinh. Những kiến thức lĩnh hội được trên cơ sở giải quyết vấn đề đặt ra từ câu hỏi sẽ là nhân tố kích thích cá tính độc lập ở mỗi học sinh. Bước đầu làm thay đổi thói quen thụ động, trông chờ vào nguồn tri thức sẵn có hoặc lệ thuộc vào thầy
Giáo viên không phải là người độc diễn trên sân khấu, lớp học không khí đã sôi nổi. Điều này giúp tâm lý giáo viên và học sinh thoải mái, chủ động hơn chứ không nặng nề và nhàm chán.
Tâm lý học sinh lớp 9 thường có xu hướng muốn có cơ hội, điều kiện khẳng định bản than và một phần trước những thách thức thường có mục tiêu chinh phục và tìm ra bằng được, câu hỏi nêu vấn đề đã khai thác tối đa đặc điểm này.
Truyện Kiều với đặc điểm là di sản của không chỉ Nguyễn Du mà cả nền văn học dân tộc. Tạo cho học sinh thế hệ hôm nay và mai sau đi sâu tìm hiểu, khám phá những giá trị của tác phẩm và yêu thích tác phẩm, trả tác phẩm về
cho người học chính là một phần thành công của việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề.