6. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng phương
phương pháp quan sát
Sau khi dự giờ, chúng tôi quan sát, về phía giáo viên chúng tôi nhận thấy: Ở bài đối chứng, hoạt động của giáo viên trong suốt quá trình dạy học: trình bày nội dung cặn kẽ theo trình tự bài giảng, đọc cho học sinh ghi chép những phần kiến thức cơ bản, thỉnh thoảng sử dụng câu hỏi vấn đáp, câu hỏi tái hiện để thu thập những hiểu biết của học sinh về kiến thức bài học. Còn ở bài thực nghiệm, giáo viên vận dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề một cách
linh hoạt, dùng khi chuyển tiếp sang một vấn đề khác, khi yêu cầu học sinh tìm ra tri thức, kỹ năng thông qua giải quyết các câu hỏi. Đôi lúc, giáo viên phải dẫn dắt học sinh cho các em khám phá từng vấn đề nhỏ, sau đó mới giải quyết được vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Vì vậy, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh diễn ra phù hợp, tạo nên không khí hào hứng, không quá trầm như ở bài đối chứng.
Chẳng hạn, ở bài đối chứng giáo viên thường hỏi những câu hỏi như: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Vân qua những hình ảnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Hay câu hỏi tương tự như : khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của ai? Được gợi ra bằng những hình ảnh nào? Tất cả câu hỏi kiểu như vậy đều sẵn có trong sách. Khi giáo viên phát câu hỏi, phản ứng của học sinh thường là kéo cuốn sách về trước mặt và đọc, sau đó đứng lên trả lời cũng cúi xuống trang sách. Và vấn đề chỉ dừng lại ở đó. Nhưng đối với bài thực nghiệm, khi đứng trước câu hỏi như: không gian ở đây có khác gì so với thực tế? Điều này có vô lý không? Tại sao Kiều lại thấy “ non thì ở xa mà trăng thì ở gần”. Học sinh buộc phải băn khoăn, suy nghĩ, tìm các phương án trả lời. Phản ứng của những cánh tay khi thì vụt giơ lên, khi thì rụt rè, khi thì khuôn mặt đăm chiêu, khi thì cắn bút chính là dấu hiệu chứng tỏ học sinh đã nhập cuộc chứ không bị động đứng ngoài dưới sự chỉ đạo của giáo viên nữa.
Về phía học sinh. Hoạt động của học sinh ở bài đối chứng là: Nghe, ghi chép, tiếp thu kiến thức từ giáo viên, thỉnh thoảng trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. Học sinh ít phát biểu và chỉ tập trung vào một số đối tượng. Trong khi đó, ở bài thực nghiệm học sinh phải làm việc, suy nghĩ, để tìm ra tri thức, kỹ năng. Thông qua việc giải quyết hệ thống câu hỏi nêu vấn đề , học sinh có điều kiện bộc lộ bản thân và phát huy được tính chủ động tích cực. Những câu hỏi mang tính lựa chọn như “ theo em , ý kiến của em , em có đồng tình
không, em có nhận xét gì ?...”, khi giáo viên đặt câu hỏi , các em đều rất háo hức, tâ ̣p trung thảo luâ ̣n và đưa ra ý kiến của mình . Thậm chí các em còn “tranh cãi” rất sôi nổi để tìm ra được vấn đề . Đây chính là điều mà chúng tôi mong đợi.
3.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng phương pháp phỏng vấn phương pháp phỏng vấn
Cùng với việc dự giờ, quan sát chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn giáo viên để có thêm thông tin. Khi chúng tôi hỏi giáo viên thực nghiệm: ưu điểm và hạn chế của câu hỏi nêu vấn đề ?
Theo cô Nguyễn Bích Huyền – Giáo viên giảng dạy lớp 9C: “hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học đã phát huy được khả năng tích cực của học sinh, phù hợp với bài dạy”. Cô Huyền còn nói thêm: “ Việc chuẩn bị câu hỏi nêu vấn đề mất nhiều thời gian đòi hỏi giáo viên phải có năng lực và tâm huyết. Đổi mới phương pháp bao giờ cũng kéo theo sự chuẩn bị nhiều thứ. Thực nghiệm phải tính đến yếu tố khả thi nghĩa là sau này trong điều kiện nhà trường như vậy cũng có thể sử dụng được phương pháp. Nhiều khi thực nghiệm rất hiệu quả nhưng dạy như vậy thì không đủ thời gian”.
Theo thầy Nguyễn Văn Long: “Dạy học sử dụng câu hỏi nêu vấn đề rất hay nhưng phải chú ý điều khiển học sinh điều khiển linh hoạt và rút ra những ý kiến chính xác nhất để học sinh không bị lôi vào các cuộc tranh luận lạc hướng, thảo luận tự do. Trong quá trình học, chú ý đến việc ghi chép của học sinh làm tư liệu học và để kiến thức mang tính hệ thống, liền mạch”. Những ý kiến của giáo viên giảng dạy không chỉ đề cập đến giờ dạy thực nghiệm mà phần nào phản ánh được suy nghĩ và thực trạng sử dụng cũng như một số khó khăn khi vận dụng bất kỳ một phương pháp nào. Đó là những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi tìm được nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công của thực nghiệm.