Khảo sát hệ thống câu hỏi trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 34)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Khảo sát hệ thống câu hỏi trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều

Kiều thấy nhiều điểm không hợp lý

Để nghiên cứu thực trạng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong giờ học các đoạn trích Truyện Kiều, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hệ thống câu hỏi trong SGK, giáo án của đồng nghiệp và dự giờ, thăm lớp. Bởi lẽ, khảo sát là

một phương pháp khoa học nhằm nắm bắt tình hình đặt câu hỏi của giáo viên trong nhà trường THPT. Chất lượng, hiệu quả của câu hỏi và khả năng tiếp nhận của học sinh là cơ sở thực tiễn để chúng tôi xây dựng và hoàn thiện quy trình cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của đồng nghiệp thông qua việc phỏng vấn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường THCS hiện nay còn nhiều bất cập.

Bảng 1.2.1. Thống kê số lượng câu hỏi trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều

Tên bài Số câu hỏi trong SGK

Số câu hỏi trong giáo án

Số câu hỏi trên lớp

Chị em Thúy Kiều

6 17 26

Cảnh ngày xuân 4 12 16

Kiều ở lầu Ngưng Bích

3 19 24

Mã Giám Sinh mua Kiều

3 13 18

Từ những câu hỏi khảo sát, chúng tôi có một số nhận xét, đánh giá như sau:

1.2.1.1.Câu hỏi không bám sát vào đối tượng, mục tiêu bài dạy

Thực tế giáo viên xây dựng câu hỏi theo cảm tính, vì vậy hoặc là câu hỏi quá đơn giản hoặc là câu hỏi quá khó, quá tầm của học sinh. Chẳng hạn, khi dạy bài “ Cảnh ngày xuân”, giáo viên có những câu hỏi như

Câu hỏi 1: Én thường xuất hiện vào mùa nào? Vậy Nguyễn Du đang miêu tả thời khắc nào?

Câu hỏi 3: Yếu tố Đường Thi trong câu thơ “ Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ở đây là gì?”

Câu 1 là câu hỏi đã quá rõ ràng. Ngày xuân đã đứng ở trước “ con én đưa thoi”, Câu 2, ý đồ của giáo viên là muốn nói tới nghệ thuật ước lệ nhưng học sinh trả lời cả có cả không, nhiều em không biết hoa lê là hoa gì. Khi giáo viên hỏi như vậy học sinh thường cùng lúc trả lời và không khí lớp học ồn ào, còn nếu tiết dạy có người dự thì rất mất thời gian. Câu hỏi thành ra ngô nghê. Câu 3 lại quá khó đối với học sinh. Buộc học sinh phải có kiến thức về Thi pháp thơ Đường và hiểu khái niệm “ yếu tố Đường thi”. Vì vậy, mặc dù được giáo viên gợi dẫn bằng rất nhiều câu hỏi nhưng học sinh vẫn không trả lời được câu hỏi trên.

Như vậy, những câu hỏi cảm hứng, không có nội dung, không thể rèn luyện tư duy hay hình thành kiến thức mới, không thể tạo được hứng thú cho học sinh. Những câu hỏi như vậy chứng tỏ giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc đặt câu hỏi và thiếu hẳn tính lý luận trong việc đặt câu hỏi .

1.2.1.2. câu hỏi thường là câu hỏi tái hiện, không đáp ứng được nhu cầu phát huy tính tích cực, chủ động của người học

Trong quá trình thống kê giáo án soạn giảng và dự giờ thăm lớp, chúng tôi thấy có tới 70% câu hỏi ở dạng tái hiện kiến thức.

? Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân được gợi tả bằng hình ảnh nào?

? Những đường nét nào của Thuý Vân được tác giả nhắc tới?

? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả Thuý Vân? ? Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp như thế nào?

? Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả ntn qua con mắt của Thúy Kiều? ? Thúy Kiều đã nhớ Kim Trọng như thế nào?

? Sau nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi nhớ cha mẹ. Kiều đã nhớ cha mẹ như thế nào? Cảnh lễ hội được gợi tả qua hình ảnh nào? Hình ảnh ấy được khắc họa bằng nghệ thuật nào?

Tất cả những câu hỏi trên không nằm ngoài việc đọc lại các câu thơ để trả lời. Nội dung câu trả lời không làm cho học sinh phải động não, không khơi được nhu cầu tìm tòi, sáng tạo, không giúp học sinh bộc lộ năng lực cá nhân, ý kiến cá nhân. Các câu hỏi trên không những không phát huy tính tích cực mà trái lại làm cho học sinh có thói quen trông chờ ỷ lại ít cố gắng, lười biếng. Người thầy cũng thấy việc dạy học thật nhẹ nhàng, không mất nhiều công sức cho việc soạn bài, không cần phải nghiên cứu học hỏi gì nhiều và cảm thấy rồi mọi việc cũng ổn.

1.2.1.3. Giáo viên đưa ra quá nhiều câu hỏi trong một bài học làm cho bài giảng mất tính hệ thống, giờ giảng bị căng, học sinh mệt mỏi, tốn nhiều thời gian, các kiến thức cốt lõi ít được giảng giải phân tích.

Thông thường khi đưa ra một câu hỏi học sinh chưa trả lời được, hoặc để đạt được mục đích, giáo viên thường hỏi một câu và gợi dẫn bằng một hệ thống câu hỏi luẩn quẩn, rườm rà, khiến học sinh sợ trả lời hoặc lúng túng. Chẳng hạn, khi dạy đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, khi giáo viên muốn học sinh hiểu được tâm trạng của Kiều nhớ tới chàng Kim trong đêm thề nguyền dưới trăng, có những câu hỏi :

? Kiều tưởng tới ai? Chén đồng là chén gì? Nguyệt ở đây gợi lại không gian gì?

Hay để thấy được tác dụng việc sử dụng điệp từ buồn trông, giáo viên đã hỏi một học sinh:

? Buồn trông được lặp lại mấy lần? Ở vị trí nào? Kiều trông những gì? Trông như thế cho thấy tâm trạng gì ở Kiều?

Rõ ràng hệ thống câu hỏi ở đây là quá nhiều, không cần thiết cho một vấn đề. Các câu hỏi vụn vặt, không hệ thống. Khi trả lời từng ý, học sinh sẽ thiếu cảm xúc để cảm nhận được tâm trạng của nhân vật.

1.2.1.4. Giáo viên lạm dụng SGK

Trong quá trình giảng dạy, câu hỏi giáo viên đưa ra mà nội dung trả lời có sẵn trong SGK, học sinh không cần phải động não, không cần ghi nhớ chỉ cần đọc đúng là trả lời được vấn đề mà giáo viên nêu lên.

Truyện Kiều là tác phẩm có nhiều điển tích, điển cố. Do vậy, giáo viên thường hỏi những câu có sẵn, rất mất thời gian mà giờ học lại bị chẻ ra vì những câu hỏi không cần thiết. Trong giờ dạy đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, chúng tôi thống kê được 8 câu hỏi dạng như: Khóa xuân là gì? Chén đồng là gì? “ Sân lai , gốc tử là gì?”, tấm son là gì?…

Tất cả đều là chú thích, học sinh có thể trả lời được một cách dễ dàng bằng cách đọc chú thích. Việc sử dụng SGK theo cung cách nêu trên sẽ dần dần hình thành một tật xấu cho học sinh đó là cứ mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh không động não, không tư duy mà nhanh chóng nhìn vào SGK để tìm câu trả lời. Cách làm này giờ dạy diễn ra có vẻ trôi chảy nhẹ nhàng . Tuy nhiên hiệu quả giờ dạy rất thấp, dấu ấn các kiến thức được khắc họa trong trí não học sinh rất mờ nhạt, không đạt được các yêu cầu và mục tiêu của việc dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)