Những vấn đề còn hạn chế

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 93)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Những vấn đề còn hạn chế

Bên cạnh số học sinh tích cực tư duy trong giờ học thực nghiệm, vẫn còn một số học sinh coi giờ như những giờ khác, thậm chí có em làm việc riêng trong giờ. Chính điều này đã phản ánh những khía cạnh còn hạn chế trong giờ học thực nghiệm. Kết hợp quan sát trong quá trình dạy, chúng tôi nhận thấy một vài học sinh chưa tích cực trả lời. Hoặc những còn có cách trả lời chống đối, qua quýt.

Vì sao lại hiện tượng đó? Trong thực tế, chúng ta thật khó có thể lôi cuốn tất cả học sinh trong lớp đều tham gia tích cực vào bài giảng. Do đặc trưng của văn học trung đại, với một rào cản ngôn ngữ, văn hóa lớn, học sinh không mấy hứng thú. Hơn thế nữa, để có thể hiểu được nội dung học sinh phải đọc, nghiên cứu rất nhiều nhất là các điển tích, điển cố. Thêm vào đó đây lại là các đoạn trích nên học sinh phải tìm hiểu cả một số đoạn trước đó nữa. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng đó là do quá trình điều khiển lớp, cách đặt câu hỏi của chúng tôi còn hạn chế, cách hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu vấn đề còn nhiều lúng túng. Vì thế người giáo viên cần có khả năng phân tích, khả năng khái quát ý kiến giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình dạy học.

Một hạn chế tiếp theo đó là việc ghi bài của học sinh. Khi chúng tôi hỏi học sinh sau khi học : Trong giờ học bạn ghi bài như thế nào?

A. Ghi theo ý kiến.

B. Ghi tất cả những gì giáo viên và các bạn nói. C. Không ghi được gì.

Đa số học sinh ghi bài theo ý hiểu chiếm 66,67% số ý kiến. Song bên cạnh đó còn 18,75 % số học sinh ghi tất cả những gì giáo viên và bạn bè nói, nhất là có tới 14,58% số học sinh không ghi được gì.

Qua đây chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh không ghi được bài khá cao. Theo chúng tôi nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía:

Về phía giáo viên do khả năng điều khiển còn hạn chế nên chưa kết hợp hài hòa các yêu cầu cần có của một bài giảng ( học sinh hiểu bài, ghi nhớ, vận dụng và ghi chép những vấn đề cơ bản).

Về phía học sinh : do học sinh THCS tư duy các em còn hạn chế, không thể cùng một lúc chủ động nghe, ghi và trả lời câu hỏi được. Nên vấn đề thường xảy ra là có em cặm cụi chép thì không trả lời, có em hăng hái trả lời thì không ghi được gì. Hơn nữa do bị cuốn hút vào quá trình tranh luận suy nghĩ nên một số học sinh không kịp ghi hoặc chưa có kỹ năng ghi, không muốn ghi. Đồng thời là kết quả sự thiếu thốn tài liệu học tập, thói quen học tập theo phương pháp cũ chờ giáo viên đọc cho chép bài của học sinh .

Một hạn chế tiếp theo là khó đảm bảo được chương trình dạy trong thời gian cho phép, vì thời gian để giải quyết câu hỏi cần nhiều, nhất là khi sử dụng câu hỏi lựa chọn hay phản bác, tranh luận. Đồng thời nếu kỹ năng điều khiển khi tình huống dạy học nảy sinh nhiều đáp án chưa thành thạo thì giáo viên rất mất thời gian, sa vào việc giải đáp các ý kiến mà không tập trung làm rõ vấn đề.

Nếu vận dụng quá nhiều câu hỏi nêu vấn đề trong một tiết dạy sẽ tạo áp lực, sự căng thẳng cho học sinh. Còn về phía giáo viên cần gợi dẫn cho học sinh và giải quyết vấn đề nên bài giảng dễ bị rời rạc, không có chất văn, làm giờ học khô khan, không mang lại rung cảm cho người học.

3.6. Một số điểm cần lƣu ý khi sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học

Thực nghiệm cũng chứng tỏ những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra bước đầu đã đạt được yêu cầu. Tuy nhiên kết quả thực nghiệm cũng đặt ra cho chúng tôi

một vấn đề cần tìm hiểu. Sau thực nghiệm, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ lưỡng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và những ý kiến của giáo viên và học sinh , từ đó rút ra một số điểm lưu ý khi xây dựng và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề như sau:

- Lựa chọn những vấn đề có tính chất điển hình

- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và đối tượng học sinhđể thiết kế các tình huống trong dạy học. Đồng thời có nghệ thuật đặt “ vật cản” ở vị trí hợp lý giữa trình độ nhận thức đã có của học sinh và mục tiêu đặt ra của bài học. Khéo léo tạo ra mâu thuẫn, kích thích tính tích cực tư duy và hứng thú của học sinh .

- Mâu thuẫn phải đạt tới độ kích thích tư duy của học sinh . - Mâu thuẫn phải xoáy vào kiến thức bài học.

- Không đặt câu hỏi quá dài làm cho học sinh phân tán chú ý cũng như định hướng giải quyết.

- Ngôn ngữ phải cô đọng, hấp dẫn có từ gây chú ý phù hợp tâm sinh lí học sinh, tránh lối dùng từ sáo ngữ, mới lạ hoặc tối nghĩa. Tránh đặt câu hỏi máy móc, tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng hỏi đáp máy móc, đơn điệu

- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt câu hỏi nêu vấn đề với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhất là dạy học nêu vấn đề, vấn đáp và thảo luận nhóm.

- Giáo viên phải có tri thức chuyên môn vững vàng, có kĩ năng điều khiển, khuyến khích học sinh, phân tích và thể thức hóa các ý tưởng giải quyết của học sinh.

- Phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi hướng vào nội dung bài học. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức; rèn luyện kĩ năng; giáo dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh

- Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể, từng lớp học, từng điều kiện có thể có..

- Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với phương pháp giảng dạy mà mình đã lựa chọn: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình…và lượng câu hỏi phải hết sức hợp lí.

- Điều quan trọng nhất đối với giáo viên là khâu soạn giáo án. Để giáo án có chất lượng phải có hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí. Các câu hỏi trọng tâm của bài giảng phải cho học sinh nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà.

- Đối với học sinh, khâu soạn bài có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó là minh chứng cho việc tự học, chủ động, tích cực. Học sinh đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi mà giáo viên đã cho, đã hướng dẫn. Tuỳ loại câu hỏi và nội dung, yêu cầu mỗi câu hỏi, giáo viên phân công học sinh chuẩn bị theo tổ, theo nhóm, hoặc theo cá nhân

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà hệ thống tri thức phát triển như vũ bão, lượng thông tin ngày càng tăng vọt. Nó đòi hỏi con người phải có cách nắm bắt tri thức, nắm bắt thông tin một cách năng động và sáng tạo. Con người phải có phương pháp tự học, tự nắm bắt thông tin. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường phải có phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

Trước yêu cầu đổi mới đó, các nhà nghiên cứu về phương pháp cũng như các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy đã nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương pháp. Song về bản chất giờ giảng văn chưa phải là giờ dạy- học sáng tạo. Giáo viên vẫn chưa thoát khỏi vai trò của người truyền thụ kiến thức và học sinh cũng chưa tích cực, chủ động để tìm kiếm kiến thức. Tiết học vẫn diễn ra theo lối thông tin - tiếp thu.

Với đề tài “ xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các đoạn trích Truyện Kiều”, tác giả luận văn chỉ mong muốn góp một phần vào trong phong trào đổi mới phương pháp, góp phần hạn chế lối dạy học áp đặt đồng thời kích thích tính tích cực, chủ động và hình thành nếp tư duy sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận văn học của học sinh.

Bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên sẽ tổ chức hướng dẫn cho học sinh bám sát vào những yếu tố trong văn bản, ngoài văn bản cũng như thao tác liên hệ so sánh giúp cho học sinh từ từ khám phá vấn đề. Vì vậy, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự đi tìm kiến thức chứ không c hỉ truyền thụ thông tin như trong các phương pháp dạy truyền thống nữa. Sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy các đoạn trích Truyện Kiều không hạ thấp vai trò, vị trí của người giáo viên mà trái lại đặt giáo viên đứng trước một nhiệm vụ nặng nề: không chỉ biết tổ chức, hướng dẫn mà còn phải linh hoạt, khéo léo trong việc tháo gỡ những

vướng mắc cả về tri thức lẫn kĩ năng của học sinh. Kết quả tìm kiếm, lĩnh hội tri thức của học sinh phụ thuộc vào tài năng dẫn dắt của giáo viên.

Câu hỏi nêu vấn đề được vận dụng dựa trên đặc trưng của tác phẩm văn học nói chung, đặc trưng của Truyện Kiều nói riêng và dựa trên sự tiếp nhận của học sinh.

Nguyễn Du là một tác gia lớn trong nền văn học dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tác phẩm văn học có giá trị vượt bậc về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Trong chương trình phổ thông, Truyện Kiều được giảng dạy dưới hình thức trích đoạn tiêu biểu. Giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều dựa trên hệ thống câu hỏi nêu vấn đề là hướng dẫn học sinh khám phá và tìm tòi các yếu tố trong đoạn trích đến vận dụng thao tác liên hệ, so sánh với toàn tác phẩm, cũng như những yếu tố khác ngoài văn bản để làm nổi bật nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn trích. Trong quá trình sử dụng hệ thống câu hỏi cho việc giảng dạy các đoạn trích, giáo viên sử dụng phối hợp hợp lý kiến thức, phương pháp, biện pháp để tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm kiến thức.

Thông qua Thái độ học tập, khả năng phát hiện, giải quyết yêu cầu của học sinh và kết quả thực nghiệm cho phép chúng tôi khẳng định: sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, THCS là phù hợp với đặc trưng của tác phẩm cũng như của từng đoạn trích, phù hợp với đặc điểm tâm lý và phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với nhà trường

Nhà trường cần chú trọng quan tâm đến công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên để các giáo viên tích cực tự giác đầu tư, nâng cao tay nghề và đổi mới phương pháp dạy học.

Có sự định hướng, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời với các giáo viên tích cực vận dụng, đổi mới phương pháp dạy học

Thường xuyên tổ chức những buổi học bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, liên tục cập nhập những thông tin mới, những lí thuyết dạy học mới.

2.2. Đối với tổ chuyên môn

Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần phong phú, sáng tạo tránh hình thức qua loa. Tổ chức các giờ thao giảng, hội giảng để đồng nghiệp học hỏi, tổ chức những tiết giảng mẫu để các thành viên khác trong tổ tới dự và phân tích cách thức vận dụng câu hỏi trong giờ học.

Tổ chuyên môn cần tăng cường thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học về xây dựng sử dụng hệ thống câu hỏi trong giờ học, chú trọng tìm hiểu những lí thuyết dạy học mới kết hợp khai thác tính tích cực của các phương pháp truyền thống, sau đó báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn của tổ.

Cần đổi mới tiêu chí đánh giá một giờ dạy. Theo cách thông thường, chúng ta hô hào đổi mới, nhưng khi giáo viên dạy theo lối sáng tạo thì bị coi là lệch chuẩn, không theo quy trình. Chẳng hạn giảng dạy các đoạn trích cứ phải theo các bước cơ bản: kiểm tra bài cũ, đọc bài mới, tìm hiểu bố cục, nội dung, phân tích tác phẩm, tổng kết, luyện tập, củng cố, hướng dẫn về nhà…Nếu không đủ các bước theo quy định thì bị coi là chưa đạt yêu cầu, “cháy” giáo án. Chính cách đánh giá này làm giáo viên phải vội vàng, không để học sinh tìm hiểu mà “ trả lời” luôn hoặc hỏi những câu hỏi dễ phát hiện cho kịp thời gian.

2.3 Đối với giáo viên

Ngày nay công nghệ thông tin rất phát triển và ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong công việc dạy và học. Người giáo viên phải biết vận dụng công nghệ thông tin vào trong tiết giảng dạy của mình như tìm kiếm tư liệu, soạn giảng bằng giáo án điện tử…

gia xây dựng bài. Tạo không khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh . Hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho học sinh cảm thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hoá nhân loại. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú học tập của học sinh là hướng đi tích cực của phương pháp dạy học văn hiện nay.

Tuy nhiên, để biến những lý luận trên thành hiện thực đòi hỏi người thầy ngoài tri thức khoa học cần phải có lòng yêu nghề, có tâm huyết, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ hơn cho việc tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học

Câu hỏi nêu vấn đề sử dụng thường xuyên và hiệu quả hơn nếu Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tiếp tục nghiên cứu chương trình, điều chỉnh cho phù hợp với mức độ tri thức và phần trọng tâm từng nội dung.

Trong việc ra đề kiểm tra, t h i c ử k h ông n ê n chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức mà phải yêu cầu học sinh có sự suy luận và những phát hiện mới của bản thân học sinh. Có như vậy giáo viên mới mạnh dạn sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề một cách thường xuyên hiệu quả, tránh cách học chống đối, học để thi cử. Học sinh sẽ chọn giải pháp học thuộc và ghi nhớ máy móc cho an toàn, đạt điểm cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo Dục Việt Nam.

2. Trần Đình Chung (2005), Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản ngữ văn

9. Nxb Giáo Dục Việt Nam .

3. Nguyễn Văn Đƣờng (2004), Thiết kế bài giảng ngữ văn 9 tập 1. Nxb

Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. Nxb Giáo Dục Việt Nam.

5. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo

Dục Việt Nam.

6. Đặng Thanh Lê (2001), Giảng văn Truyện Kiều. Nxb Giáo Dục.

7. Phan Trọng Luận ( 1999), Phương pháp dạy học Văn. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Phan Ngọc (2007), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều.Nxb Thanh Niên.

9. Vũ Nho (1999), Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trung học cơ sở. Nxb Giáo Dục Việt Nam .

10. Vũ Dƣơng Quỹ (2008), Bình giảng văn 6,7,8,9. NXB Giáo Dục Việt

Nam.

11. Sách giáo khoa ngữ văn 9 ( 2010), Nxb Giáo dục Việt Nam

12. Sách giáo viên ngữ văn 9 (2010), Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Trần Đình Sử (2012), Thi pháp Truyện Kiều. Nxb Giáo Dục Việt Nam

14. Trần Đình Sử (2010), Lý luận và phê bình văn học. Nxb Giáo Dục Việt

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)