Phương pháp dạyhọc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 27)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4.Phương pháp dạyhọc

“Phương pháp” theo tiếng Hy Lạp là Methodos, nguyên văn là con đường, cách thức vận động của một sự vật hiện tượng đi tới một cái gì đó, nghĩa là cách thức đạt tới mục đích. [23, 86]

Phương pháp là hình thức vận động bên trong của nội dung. [25, 46]

Phương pháp là cách thức, con đường để đạt tới mục tiêu nhất định, giải quyết những nhiệm vụ nhất định. [25, 46]

Như vậy, phương pháp bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở của đối tượng nhất định, xuất phát từ mục tiêu để tìm ra phương pháp hành động. Xuất phát từ mục tiêu để tìm ra phương pháp hành động. [25, 46]

Tóm lại đối tượng nào thì mục tiêu đó và phương pháp tương ứng.

Theo Bách khoa toàn thư của Liên Xô năm 1965: “phương pháp dạy học là

cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức”.

[25,47]

Phương pháp dạy học là những cách thức, là con đường, là phương hướng hành động để giải quyết vấn đề nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học. [25, 47]

Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là một nhân tố cơ bản quan trọng cùng với nội dung mà người học có thể chiếm lĩnh. Đây là hình thức tổ chức giờ học của giáo viên. Để đạt được mục tiêu dạy một giờ học, giáo viên cần phải xem xét là giờ học ấy theo bước nào và việc lĩnh hội tri thức của học sinh theo con đường logic nào. Vậy phương pháp dạy học là các bước thực hiện của giáo viên và

12

người học trong giờ học và dạy, là cấu trúc con đường lĩnh hội theo sự vận động của nội dung dạy học. [25, 48]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 27)