6. Phương pháp nghiên cứu
1.10. Tổ chức đánh giá bài giảng tích hợp
Theo Hilbert Meyer, một bài dạy được đánh giá tốt có 10 đặc điểm sau: - Cấu trúc quá trình dạy và học hợp lý
- Quản lý tốt thời gian
- Khuyến khích được không khí học tập của học sinh, gây động cơ học tập
- Rõ ràng về nội dung
- Khuyến khích tích cực tham gia của học sinh
- Sử dụng đa dạng phương pháp dạy học, phương tiện hợp lý - Chú ý và khuyến khích phát triển từng cá nhân trong lớp học - Phát triển trí thông minh và khả năng giải quyết vấn đề ở học sinh - Rõ kết quả trọng tâm của bài dạy
- Chuẩn bị không gian lớp học hợp lý [5, 33]
Những nội dung đánh giá chuyên biệt bài dạy tích hợp16
Đánh giá bài dạy tích hợp cần đánh giá tập trung vào các nội dung sau:
- Sự tổ chức giải quyết vấn đề tổng thể của chủ đề bài dạy theo các bước hợp lý gồm các tiểu kỹ năng
- Sự hình thành năng lực thực hiện: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân
16 Tổng Cục Dạy Nghề (2011): Tài liệu tập huấn “ Phương pháp biên soạn, tổ chức giảng dạy và đánh giá bài giảng tích hợp”, trang 34
37
- Sự tổ chức bài dạy theo con đường định hướng hoạt động của học sinh: lĩnh hội thông tin - lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra đánh giá
38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, người nghiên cứu đã trình bày những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài và đưa ra một số nhận định để nhận thấy rằng dạy học tích hợp trong đào tạo nghề là rất cần thiết và cấp bách:
- Những lý luận cơ bản về dạy học tích hợp.
- Khái niệm về dạy học tích hợp, phương pháp dạy học.
- Những quan điểm về phương pháp dạy học tích hợp cũng như cơ sở để lựa chọn phương pháp trong dạy học tích hợp. Người nghiên cứu đã trình bày các bước biên soạn giáo án tích hợp. Việc trình bày như vậy giúp thuận lợi trong việc tìm hiểu, lựa chọn, vận dụng trong thực tiễn dạy học.
- Cách biên soạn và đánh giá bài giảng tích hợp.
Dạy học tích hợp đang là xu hướng mà các cơ sở dạy nghề áp dụng. Dạy học tích hợp giúp hình thành năng lực ở người học, phát huy tính tích cực, giải quyết tình huống trong thực tế. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Như vậy trong chương 1, người nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận trong việc dạy học tích hợp để người nghiên cứu làm cơ sở tiến hành dạy học tích hợp. Trong đề tài này, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu về phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp dạy học tích hợp không chỉ là một phương pháp cụ thể mà là sự phức hợp của các phương pháp.
39
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU