6. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Mục tiêu của dạyhọc tích hợp
Dạy học tích hợp nhằm mục tiêu khác nhau: 1 - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa:
Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách đặt các quá trình đó trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với học sinh, để cho học sinh thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng và năng lực cần lĩnh hội. Quá trình học không cô lập với cuộc sống hàng ngày, không còn tách biệt giữa nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Mà thông qua việc liên kết kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau, cách thức khác nhau,
1 Xavier Roegiers (1996): Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo Dục, (biên dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị), trang 73
13
phương tiện khác nhau và sự đóng góp của nhiều môn học người ta tìm cách hòa nhập thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn:
Tránh đặt tất cả các quá trình học tập ngang bằng nhau, trong quá trình dạy học cần có sự sàng lọc, lựa chọn tri thức, kỹ năng được xem là quan trọng với quá trình học tập, có ích trong cuộc sống hoặc là cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống:
Sử dụng kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được, tạo ra các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực, tự lập.
- Lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học:
Thiết lập mối quan hệ các khái niệm đã học nhằm đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết có hiệu quả các tình huống xuất hiện và có thể đối mặt với những khó khăn bất ngờ, tình huống chưa từng gặp.