Thiết kế các bài dạy tích hợp trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 81)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Thiết kế các bài dạy tích hợp trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Để thiết kế các bài dạy tích hợp cần dựa trên cơ sở phân tích nghề. Mỗi bài dạy là một tình huống học tập cụ thể để hướng đến giải quyết công việc nghề. Như vậy, một bài dạy tương ứng một kỹ năng của nghề. Điều nàysẽ giúp người học thực hiện được một kỹ năng trên cơ sở vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội để thực hiện quy trình thực hành. Đồng thời, thiết kế bài dạy tích hợp sẽ tránh các kiến thức bị lặp lại, tạo hệ thống kiến thức logic khi lý thuyết được lồng ghép trong thực hành. Việc cơ cấu lại nội dung phải đảm bảo người học có được mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

Nội dung các bài trong chương trình khung và nội dung các bài dạy tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Nội dung các bài trong chương trình khung

Nội dung các bài dạy tích hợp Thời gian (giờ)

Bài 1: Giác sơ đồ Bài 1: Ghép cỡ vóc theo phương pháp bình quân gia quyền

3

Bài 2: Ghép cỡ vóc theo phương pháp trừ lùi

3

Bài 3:Giác sơ đồ theo tỉ lệ 3

Bài 4: Giác sơ đồ theo tính chất vải 2 Bài 5: Giác sơ đồ theo cách sắp đặt chi tiết

3

Kiểm tra 1

Bài 2: Trải vải Bài 6: Sử dụng máy trải vải tự động 3

Bài 7: Chuẩn bị trải vải 2

Bài 8: Trải vải bằng tay 6

Bài 9: Trải vải bằng máy 2

Kiểm tra 1

66

Bài 11: Cắt thô bán thành phẩm 4 Bài 12: Cắt tinh bán thành phẩm 4

Bài 13: Chỉnh sửa sau cắt 3

Bài 14: Đánh số 3

Bài 15: Ủi ép 3

Bài 16: Bóc tập- phối kiện 3

Kiểm tra 1

Bài 4: Công đoạn ráp nối Bài 17: Tính tối ưu hóa công nghệ may 3 Bài 18: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình công nghệ may

2

Bài 19: Liên kết các chi tiết bằng phương pháp dán

12

Bài 20: Hàn nội nhiệt các chi tiết 10 Bài 21: Hàn ngoại nhiệt các chi tiết 10

Bài 22: Rập khuy 3

Kiểm tra 2

Bài 5: Công đoạn hoàn tất Bài 23: Gia công nhiệt ẩm định hình sản phẩm

4

Bài 24: Ủi hoàn tất 3

Bài 25: In sản phẩm 4

Bài 26: Xử lý hoàn tất 4

Bài 27: Vệ sinh sản phẩm 4

Bài 28: Treo nhãn 2

Bài 29: Bao gói bằng tay 3

Bài 30: Bao gói bằng máy 3

Kiểm tra 2

67

So sánh nội dung các bài trong chương trình khung và nội dung các bài dạy tích hợp

Cấu trúc lại các bài trong chương trình thành các bài dạy tích hợp giúp người học có nhận ra rõ từng kỹ năng. Mỗi bài dạy tích hợp là một tình huống học tập cụ thể để giải quyết công việc nghề. Người học có được mục tiêu cụ thể rõ ràng khi học. Sau khi học xong một bài, người học sẽ có được một kỹ năng nghề rõ ràng.

Trong chương trình khung, giáo viên giảng dạy tất cả phần lý thuyết của các bài, sau đó tiến hành dạy thực hành. Còn trong chương trình cấu trúc lại thành các bài dạy tích hợp, phần lý thuyết và thực hành được tích hợp trong một bài dạy. Người học sẽ được lĩnh hội lý thuyết và vận dụng ngay vào thực hành khi theo học các bài dạy tích hợp. Như vậy, khi dạy mô đun Công nghệ sản xuất theo các bài dạy tích hợp, người học sẽ vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng để xử lý tình huống nghề nghiệp cụ thể và nhanh chóng.

Trong chương trình khung, mặc dù tổng giờ vẫn đảm bảo 30% lý thuyết và 70% thực hành. Nhưng phân phối vào các bài thì không đảm bảo tỉ lệ này. Còn trong chương trình theo bài dạy tích hợp, lý thuyết và thực hành đã được lồng ghép với nhau, đảm bảo các bài theo tỉ lệ 30% lý thuyết và 70% thực hành.

Học theo chương trình cấu trúc theo bài dạy tích hợp sẽ xử lý tình huống tương tự trong thực tế và có thể bình tĩnh, tự tin tìm hướng giải quyết tình huống hoàn toàn mới trong thực tế nghề nghiệp gặp phải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)