Kết quả của chuyên gia về bài giảng tích hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 106)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Kết quả của chuyên gia về bài giảng tích hợp

Nhằm giúp người nghiên cứu có được thông tin hữu ích và góp phần đánh giá tính khả thi của đề tài, các chuyên gia đã đưa ra những ý kiến đóng góp cho mô đun mà người nghiên cứu chọn như sau:

Sự phù hợp trong việc phân bổ các bài dạy trong chương trình cấu trúc lại Bảng 3.1: Sự phù hợp trong việc phân bổ các bài dạy trong mô đun Công

91

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất phù hợp 14 82.4

Phù hợp 3 17.6

Không phù hợp 0 0

Các chuyên gia nhận xét rằng: các bài dạy trong chương trình cấu trúc lại rất phù hợp và phù hợp. Việc phân bổ các bài và thời gian trong từng bài là phù hợp khi tiến hành giảng dạy.

Tính thiết thực nội dung trong các bài của mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Bảng 3.2: Tính thiết thực nội dung trong các bài của mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất thiết thực 15 88.2

Thiết thực 2 11.8

Không thiết thực 0 0

Các chuyên gia cho rằng: nội dung của các bài dạy trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất là rất thiết thực và thiết thực. Mỗi bài là một kỹ năng, một công việc cần được

82.4% 17.6% 0% Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

Biểu đồ 3.1: Tính thiết thực nội dung của bài dạy trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

92

giải quyết trong thực tiễn. Các tình huống trong bài dạy phù hợp với thực tế sản xuất.

Sự hợp lý trong hoạt động dạy và học của các bài

Bảng 3.3: Tính hợp lý trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất hợp lý 13 76.5

Hợp lý 4 23.5

Không hợp lý 0 0

Các chuyên gia cho rằng: thiết kế hoạt động dạy và học rất hợp lý. Giáo viên đóng vai trò quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học. Điều này phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành tư duy độc lập. Học bằng việc thực hành, bằng cách xử lý tình huống. Học sinh thật sự làm chủ trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

88.2%

11.8% 0%

Rất thiết thực Thiết thực Không thiết thực

Biểu đồ 3.2: Tính thiết thực nội dung của bài dạy trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

93

Hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Bảng 3.4:Tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất phù hợp 16 94.1

Phù hợp 1 5.9

Không phù hợp 0 0

Các chuyên gia cho rằng: hình thức kiểm tra- đánh giá rất phù hợp. Việc kiểm tra- đánh giá thông qua danh mục kiểm tra, đánh giá sản phẩm và thang điểm sẽ đo lường, phản ánh xác thực về tình hình tiếp thu của học sinh.

76% 24% 0% Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý 94.1% 5.9% 0% Rất phù hợp Phù hợp Rất phù hợp

Biểu đồ 3.3: Tính hợp lý trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Biểu đồ 3.4: Tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất

94

Việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất theo người nghiên cứu đưa ra

Bảng 3.5: Tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất theo người nghiên cứu đưa ra

Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất khả thi 15 88.2

Khả thi 2 11.8

Không khả thi 0 0

Các chuyên gia cho rằng: việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất mà người nghiên cứu xây dựng là rất cần thiết và khả thi. Dạy học tích hợp giúp người học chủ động, hình thành năng lực hành nghề. Đây là điều cần được thực hiện và phát triển tại các cơ sở dạy nghề May thời trang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)