6. Phương pháp nghiên cứu
1.7. Tiến trình tổ chức dạyhọc theo hướng tích hợp
Chương trình đào tạo đã được thiết kế theo mô đun năng lực thực hiện, việc tổ chức dạy học theo mô đun để đạt hiệu quả cần quan tâm tới qui trình giảng dạy như sau:14
- Nghiên cứu chương trình đào tạo theo mô đun: sản phẩm của việc nghiên cứu này là danh mục các nhiệm vụ và công việc trong nghề và vị trí, nội dung chương trình sẽ dạy
- Phân tích công việc thực hiện giảng dạy một mô đun gồm nội dung sau: + Xác định các bước thực hiện trong từng công việc theo sơ đồ phân tích
nghề
+ Xác định các tiêu chuẩn thực hiện của từng bước thực hiện
+ Xác định các dụng cụ, trang thiết bị, vật liệu cần thiết để thực hiện từng bước công việc.
+ Xác định các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện từng bước công việc.
+ Xác định các vấn đề về an toàn trong từng bước thực hiện công việc. + Xác định các quyết định, tín hiệu và lỗi thường gặp trong từng bước công
việc.
+ Sản phẩm: các phiếu phân tích công việc.
14 Đinh Công Thuyến (chủ biên), Hồ Ngọc Vinh, Phạm Văn Nin (2008): Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị và giảng dạy theo mô đun. Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, trang 52
29
- Thiết kế bài giảng cho từng mô đun: + Mô tả các kết quả đạt được sau đào tạo
+ Lựa chọn các nhiệm vụ và công việc trong phân tích công việc.
+ Xác định những kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết để thực hiện các công việc theo trình độ đào tạo và để phát triển trong tương lai.
+ Hệ thống và nhóm các kiến thức theo logic khoa học và logic nhận thức đối với nội dung của từng bài.
+ Xác định thời lượng cần thiết để dạy. + Phân tích logic trình tự dạy học.
+ Xác định các vấn đề về tổ chức dạy học.
+ Xác định các yêu cầu và công cụ đánh giá kết quả học tập của học viên theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
+ Xác định các nguồn lực về giới hạn cần thiết để thực hiện đào tạo. + Sản phẩm: giáo án và đề cương cho các bài, phương tiện thực hiện. - Thực hiện giảng dạy và hiệu chỉnh:
+ Thực hiện giảng dạy theo kế hoạch lên lớp và đề cương bài giảng. + Những điều cần lưu ý khi giảng dạy trong điều kiện thực tế. + Tổ chức đúc rút kinh nghiệm.
+ Điều chỉnh, bổ sung.
+ Sản phẩm: đạt mục tiêu bài giảng và đề cương bài giảng đã điều chỉnh. + Đánh giá học viên và tự đánh giá:
+ Đánh giá tính chấp nhận được của nội dung.
+ Đánh giá hiệu suất và hiệu quả trong quá trình dạy học + Đánh giá hiệu quả ngoài của quá trình đào tạo
+ Sản phẩm: các phiếu bài tập, phiếu kiểm tra và các phiếu điều tra