Thiết kế hoạt động dạyhọc tích hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 83)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.Thiết kế hoạt động dạyhọc tích hợp

Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp dạy học phức hợp, là sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học với nhau, trong đó dựa chủ yếu trên hai quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và định hướng hoạt động. Từ phương pháp dạy học tích hợp, người giáo viên thiết kế các hoạt động dạy và học sao cho người học hình thành năng lực hành nghề. Khi thiết kế hoạt động người giáo viên phải quan tâm đến người học, xem người học thật sự cần gì, nhận thức của họ ra sao để thiết kế các hoạt động. Người giáo viên thiết kế hoạt động phải đảm bảo người học:

68

- Học bằng quan sát, bắt chước - Học bằng phép thử và sai

- Học xuyên suốt phản hồi, thảo luận - Học bằng hướng dẫn và giúp đỡ - Học bằng tư duy phê bình - Học bằng phác thảo kế hoạch - Học xuyên suốt môi trường thực tế.

Tùy đặc điểm, tính chất của công việc mà người giáo viên phải lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp để từ đó đưa ra những hoạt động dạy và học tương ứng. Từ các phương án dạy bài dạy tích hợp được đưa ra trong cơ sở lý luận, người nghiên cứu đưa ra tổng quát thứ tự khi thiết kế các hoạt động dạy và học như sau:

- Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết là các yêu cầu, mẫu sản phẩm

- Học sinh phân tích và tiến hành giải quyết vấn đề dưới sự giải thích, gợi ý của giáo viên đối với các vấn đề liên quan bằng cách đặt những câu hỏi hoặc lý thuyết liên quan. Học sinh thực hiện và đưa ra cách thức để đạt được vấn đề đưa ra.

- Các nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá.

- Học sinh trao đổi với giáo viên, giáo viên đưa ra nhận xét và đặt ra tình huống gặp phải khi giải quyết vấn đề đã đưa ra.

- Học sinh thảo luận, đưa ra biện pháp xử lý tình huống, giáo viên nhận xét và kết luận.

- Học sinh trao đổi chuyên môn với giáo viên củng cố giải quyết vấn đề, học sinh rút kinh nghiệm.

Như vậy, thiết kế hoạt động dạy học tích hợp sẽ tích cực hóa người học, phát triển tư duy độc lập. Người học sẽ hình thành năng lực hành nghề và có thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ.

69

Xác định vấn đề cho bài dạy số 3: Bài 3: Giác sơ đồ theo tỉ lệ

Nội dung Vấn đề

1. Xác định diện tích bộ mẫu Giáo viên đưa ra và giải thích các chi tiết bộ mẫu của một mã hàng.

Đặt vấn đề: Làm như thế nào đề tính diện tích của bộ mẫu?

2. Xác định chiều dài sơ đồ Giáo viên đưa ra sơ đồ đã giác hoàn chỉnh.

Đặt vấn đề: Từ mối liên hệ giữa công thức tính diện tích bộ mẫu và diện tích sơ đồ, hãy tính chiều dài sơ đồ đã được quan sát.

3. Chuẩn bị giác sơ đồ Giáo viên đưa ra đoạn phim về công tác

chuẩn bị giác sơ đồ và giải thích.

Đặt vấn đề: Thông qua theo dõi đoạn phim và liên hệ với thực tế, hãy cho biết các bước chuẩn bị giác sơ đồ.

4. Giác sơ đồ Giáo viên đưa ra sơ đồ sử dụng trong sản

xuất.

Đặt vấn đề: Làm thế nào để có sơ đồ trên bằng cách liên hệ sơ đồ trên với cách sắp đặt chi tiết sản phẩm ở các môn cắt may đã học?

5. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất giác sơ đồ

Giáo viên đưa ra hai sơ đồ (hai sơ đồ của hai mã hàng khác nhau) và giải thích các thông tin trên hai sơ đồ

Đặt vấn đề: Yếu tố nào ảnh hưởng đến hai sơ đồ trên để tạo ra sự khác biệt giữa

70

hai sơ đồ?

6. Viết thông tin trên sơ đồ Giáo viên đưa ra sơ đồ hoàn chỉnh của một mã hàng.

Đặt vấn đề: Nếu không viết thông tin trên sơ đồ có được không? Tại sao? Từ đó hãy cho biết các thông tin cần có trên sơ đồ?

Xác định vấn đề cho bài dạy số 8 Bài 8: Trải vải bằng tay

Nội dung Vấn đề

1. Xác định chủng loại vải Giáo viên đưa ra mẫu vải.

Đặt vấn đề: Liên hệ kiến thức đã học về nhận biết loại vải, hãy xác định loại mẫu vải đã quan sát.

2. Xác định khổ vải Giáo viên đưa ra cây vải.

Đặt vấn đề: Bằng kiến thức đã học về các khổ vải, làm cách nào để xác định khổ vải của cây vải chính xác?

3. Xác định mặt vải Giáo viên đưa ra hai mẫu vải (mẫu 1: vải

còn biên, mẫu 2: vải mất biên)

Đặt vấn đề: Vận dụng kiến thức đã học ở các môn cắt may và kinh nghiệm của bản thân, hãy xác định mặt phải của hai mẫu vải đã cho.

4. Kiểm tra chiều dài bàn vải Đặt vấn đề: Với chiều dài sơ đồ đã có, làm thế nào để chọn bàn vải một cách hợp lý và hiệu quả nhất?

71

may sản phẩm, cần những dụng cụ gì? Theo ý kiến cá nhân, những dụng cụ này có được sử dụng trong trải vải công nghiệp không? Ngoài những dụng cụ, thiết bị đó, trên thực tế sản xuất sử dụng những thiết bị nào nữa?

6. Trải vải Giáo viên đưa ra đoạn phim về trải vải

và chiếu chậm, giải thích.

Đặt vấn đề: Liên hệ cách đặt vải của các môn cắt may đã học và quan sát đoạn phim, trình bày qui trình trải vải một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu.

7. Trải sơ đồ Giáo viên đưa ra hình ảnh bàn vải đã trải

sơ đồ

Đặt vấn đề: Tại sao trải sơ đồ lên bàn vải? Làm thế nào để trải sơ đồ như bàn vải giống hình?

72

Giáo án tích hợp bài 3:

GIÁO ÁN SỐ: 03 Thời gian thực hiện: 3 giờ

Tên bài học trước: Ghép cỡ vóc theo phương pháp trừ lùi

Thực hiện từ ngày:

Bài: GIÁC SƠ ĐỒ THEO TỈ LỆ

MỤC TIÊU CỦA BÀI:

Mục tiêu tích hợp

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

Thực hiện hoàn chỉnh một sơ đồ cho một mã hàng đúng yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm nguyên phụ liệu, tăng năng suất.

Cụ thể như sau:

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Kiến thức

+ Trình bày được các khái niệm giác sơ đồ, phần trăm hữu ích, phần trăm vô ích của sơ đồ độc lập.

+ Mô tả được các phương pháp tính diện tích bộ mẫu.

+ Trình bày được ưu, nhược điểm của các hình thức giác sơ đồ theo tỉ lệ đầy đủ

+ Vận dụng qui trình giác sơ đồ để biết cách thực hiện trình tự giác trên sản phẩm áo sơ mi các kiểu.

- Kỹ năng

+ Tính được diện tích bộ mẫu cho mã hàng chính xác, tiết kiệm nguyên phụ liệu

+ Tính được định mức chiều dài sơ đồ ban đầu cho một sơ đồ + Thực hiện bước chuẩn bị giác đúng chuẩn

73

+ Giác sơ đồ trên sản phẩm áo sơ mi đúng yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm nguyên phụ liệu

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất giác sơ đồ chính xác cho một sơ đồ

+ Viết thông tin hoàn chỉnh trên một sơ đồ đúng chuẩn - Thái độ

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tự tin khi tiến hành giác sơ đồ. + Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua làm việc nhóm

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Sản phẩm mẫu, rập mẫu tỉ lệ 1: 5, máy tính, máy chiếu.

- Giấy A0, ruki, bút lông, thước thẳng, thước dây, bút chì nhọn, kéo cắt giấy. - Tài liệu học tập cho học sinh.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Tổ chức lớp học thành nhóm (3- 4 học sinh/ nhóm) I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 2 phút - Số học sinh vắng: Stt Họ và tên Lý do Ghi chú - Nội dung nhắc nhở: + Đồng phục theo qui định

+ Nội qui về sử dụng và bảo quản trang thiết bị trong phòng học - Ôn bài cũ

74

STT Nội dung Hoạt động dạy học Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Dẫn nhập Giới thiệu một số hình ảnh về sơ đồ giác trong thực tế sản xuất - Cho hs quan sát và yêu cầu nhận xét về hình dạng các sơ đồ - Câu hỏi: Những yếu tố nào cần có để cho ra sơ đồ như trên? - Lý giải và chuyển ý - Quan sát sản phẩm - Nhận xét: các sơ đồ là các hình chữ nhật - Trả lời: diện tích sơ đồ, các chi tiết trong các cỡ vóc được xác định nhờ ghép cỡ vóc

5 phút

2 Giới thiệu chủ đề

Tên bài: Giác sơ đồ

theo tỉ lệ

Mục tiêu:

Nôi dung bài học:

- Xác định diện tích bộ mẫu

- Xác định chiều dài sơ đồ

- Chuẩn bị giác sơ đồ

- Giới thiệu tên bài học

- Trình bày mục tiêu của bài học - Trình chiếu một số hình ảnh giới thiệu

- Đặt vấn đề yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đưa ra - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận - Quan sát - Suy nghĩ, thảo luận nhóm đưa ra quy trình để tạo ra 25 phút

75

- Giác sơ đồ

-Xác định yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất giác sơ đồ

- Viết thông tin trên sơ đồ quy trình để có sơ đồ như hình đã quan sát sơ đồ. 3 Giải quyết vấn đề 1. Xác định diện tích bộ mẫu a. Lý thuyết liên quan - Khái niệm: +Phần trăm hữu ích +Phần trăm vô ích +Diện tích sơ đồ +Diện tích mẫu - Công thức tính diện tích bộ mẫu - Các phương pháp tính diện tích bộ mẫu b. Trình tự thực hiện

- Yêu cầu học sinh quan sát bộ mẫu - Giải thích - Yêu cầu các nhóm tính diện tích của bộ mẫu - Gợi ý - Gọi 2 nhóm trình bày phương án - Quan sát - Lắng nghe, ghi nhận - Thảo luận nhóm - Lắng nghe, ghi nhận - Trả lời: 20 phút

76

c. Thực hành

- Hỏi các nhóm còn lại có phương án khác không?

- Câu hỏi: Khi chọn một chi tiết, ta tiến hành chọn ngẫu nhiên hay có lựa chọn? Nếu có lựa chọn thì tại sao lại chọn chi tiết

- Nhận xét, góp ý

- Yêu cầu học sinh tính diện tích trên bộ mẫu cho trước - Quan sát, chỉnh sửa, nhận xét, đánh giá + Chọn 1 chi tiết + Cân chi tiết + Cân khối lượng bộ mẫu + Áp dung công thức tính diện tích bộ mẫu - Bổ sung (nếu có) - Trả lời: Chọn chi tiết có tính toán. Lựa chi tiết nào có thể qui về hình học dễ nhất vì phải tính diện tích chi tiết đó - Lắng nghe, ghi nhận - Thực hiện dựa trên phiếu hướng dẫn thực hiện, phiếu kiểm tra - Lắng nghe, ghi nhận, củng cố, rút kinh nghiệm 2. Xác định chiều dài sơ đồ 15 phút

77 a. Lý thuyết liên quan - Công thức tính diện tích bộ mẫu - Công thức tính chiều dài sơ đồ b. Trình tự thực hiện

- Yêu cầu quan sát hình về sơ đồ đã giác

- Yêu cầu các nhóm hãy tính chiều dài của sơ đồ trên - Gợi ý: hãy tìm mối liên hệ giữa hai công thức tính diện tích bộ mẫu và tính chiều dài sơ đồ - Gọi 2 nhóm trình bày phương án - Hỏi các nhóm còn lại có phương án khác không? - Quan sát - Thảo luận tìm ra phương án. - Lắng nghe - Trình bày phương án: + Xác định diện tích bộ mẫu + Xác định rộng sơ đồ + Xác định cụ thể phần trăm vô ích + Áp dụng công thức tính được chiều dài sơ đồ - Bổ sung (nếu có)

78

c. Thực hành

- Câu hỏi: Các nhóm nhận xét gì về chiều dài sơ đồ?

- Nhận xét, góp ý - Yêu cầu học sinh tính chiều dài sơ đồ trên một số bộ mẫu cho trước - Quan sát, chỉnh sửa, nhận xét, đánh giá - Thảo luận nhóm - Đưa ra câu trả lời: chiều dài sơ đồ chính là chiều dài định mức

- Lắng nghe, ghi nhận

- Thực hiện dựa trên phiếu hướng dẫn thực hiện, phiếu kiểm tra

- Lắng nghe, ghi nhận, củng cố, rút kinh nghiệm

3. Chuẩn bị giác sơ đồ a. Lý thuyết liên quan - Khổ sơ đồ - Cách sử dụng các loại dụng cụ b. Trình tự thực hiện

- Trình chiếu đoạn phim về trình tự chuẩn bị giác sơ đồ - Chiếu chậm và giải thích

- Yêu cầu học sinh thực hiện và đưa ra qui trình chuẩn bị giác sơ đồ - Gợi ý - Quan sát - Quan sát và lắng nghe - Thảo luận nhóm, tìm phương án và tiến hành thực hiện theo phương án đã chọn - Lắng nghe 25 phút

79 - Gọi 2 nhóm trình bày kết quả - Hỏi các nhóm còn lại có bổ sung không?

- Câu hỏi: Tại sao phải có bước kiểm tra chi tiết đối xứng? - Nhận xét, góp ý - Trình bày phương án và kết quả. +Chuẩn bị dụng cụ +Nhận mã hàng, khổ sơ đồ, chiều dài sơ đồ, mẫu cứng.

+Xác định rộng biên vải

+Kiểm tra thông tin chi tiết trên mẫu cứng

+Kiểm tra tính đối xứng của chi tiết +Kiểm tra số

lượng chi tiết +Kiểm tra cỡ vóc +Kiểm tra độ ăn

khớp các chi tiết - Bổ sung (nếu có)

- Trả lời: Kiểm tra tính đối xứng để tránh các chi tiết không bị đuổi chiều.

80

c. Thực hành - Yêu cầu tiến hành chuẩn bị giác sơ đồ của một bộ mẫu cho trước - Quan sát, chỉnh sửa, nhận xét, đánh giá nhận - Thực hiện dựa trên phiếu hướng dẫn thực hiện, phiếu kiểm tra - Lắng nghe, ghi nhận, củng cố, rút kinh nghiệm 4. Giác sơ đồ a. Lý thuyết liên quan - Khái niệm về giác sơ đồ

- Ưu, nhược điểm của các hình thức giác theo tỉ lệ

- Yêu cầu học sinh liên hệ cách sắp xếp rập để cắt may một sản phẩm đã học. - Yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về sơ đồ sử dụng trong sản xuất - Câu hỏi: Những yếu tố cần có để có hình sơ đồ trên? Yếu tố nào đã được thực hiện?

- Gợi ý: liên hệ các bước trong công đoạn chuẩn bị giác sơ đồ. - Suy nghĩ, liên hệ - Quan sát - Lắng nghe - Lắng nghe, suy nghĩ 45 phút

81

b. Trình tự thực hiện

- Gọi 3 học sinh trả lời

- Nhận xét, kết luận -Yêu cầu học sinh tiến hành và đưa ra qui trình giác sơ đồ trên bộ mẫu thu nhỏ. - Gợi ý - Gọi 2 nhóm trình bày kết quả - Trả lời: Các yếu tố có trong sơ đồ: khổ sơ đồ, chiều dài sơ đồ, các chi tiết bộ mẫu, các thông tin trên chi tiết

Yếu tố kiểm tra các thông tin trên chi tiết đã được thực hiện - Lắng nghe, ghi nhận - Thảo luận nhóm, tìm phương án và tiến hành thực hiện theo phương án đã chọn - Lắng nghe - Trình bày phương án và kết quả: +Chọn bàn giác sơ đồ +Trải giấy +Kẻ khổ sơ đồ +Kẻ chiều dài sơ

đồ

+Phân loại chi tiết +Xác định biên

82

- Hỏi các nhóm còn lại có kết quả khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (Trang 83)