Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.Chính vì vây, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.
- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay, trước bối cảnh nền kinh tế đang trải qua nhiều biến động và khó khăn, NHTM đứng trước những nguy cơ rủi ro lớn trong hoạt động, đặc biệt là nguy cơ rủi ro tín dụng. Các chủ thể trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán và bất động sản biến động bấp bênh, khó lường, các NHTM có nguy cơ gia tăng nợ xấu, khả năng không thu hồi được nợ gia tăng, chất lượng tín dụng ngày càng suy giảm. Vì vậy, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của NHTM.
Em mong muốn đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Maritime Bank Hà Nội, tạo môi trường tín dụng an toàn và hiểu quả để chi nhánh đạt được mục tiêu kinh doanh cao nhất, đưa Maritime Bank Hà Nội trở thành chi nhánh dẫn đầu trong việc kiểm soát an toàn rủi ro tín dụng trong hệ thống Maritime Bank Việt Nam và đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước.
thực tập là Thạc sĩ Đặng Anh Tuấn. Xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cán bộ,nhân viên tại Maritime Bank-chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài: ”Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội” này. Lời cuối, em mong muốn nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô trong hội đồng luận văn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại-PGS.TS.Phan Thị Thu Hà-NXB Giao thông vân tải.
2.Giáo trình quản trị Tài chính Doanh nghiệp-PGS.TS Vũ Duy Hào và PGS.TS.Đàm Văn Huệ- NXB Giao thông vận tải.
3.Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại-GS.TS.Phan Thị Cúc-NXB Thống kê. 4.Giáo trình tín dụng Ngân hàng-GS.TS.Phan Thị Cúc-NXB Thống kê
5. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng-NXB Chính trị Quốc gia năm 2004.
6. Báo cáo thường niên 2007-2009 của Maritime Bank Hà Nội.
7. Báo cáo tổng kết năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010 của Maritime Bank Hà Nội.
8.Báo cáo doanh số cho vay, thu nợ phân theo ngành kinh tế năm 2007, 2008, 2009 của Maritime Bank Hà Nội.
9.Các trang web: Saga.vn Msb.com.vn Vi.wikipedia.org Sbv.gov.vn……