Tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 55)

nhận ra các dấu hiệu rủi ro

Thẩm định tư cách pháp nhân của Khách hàng

Đối với khách hàng lần đầu tiên quan hệ với ngân hàng, ngân hàng cần phải thẩm định tư cách pháp nhân bằng cách yêu cầu họ xuất trình các quyết định như: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt

động hoặc Giấy phép hoạt động hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

- Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với ngành nghề phải có theo quy định của Pháp luật);

- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mã thuế; - Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quyết định chuẩn y hoặc phê duyệt Điều

lệ của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ, Tập đoàn, Tổng công ty mà Công ty vay vốn là Công ty con, Công ty thành viên;

- Quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trực tiếp đến việc vay vốn (nếu có);

- Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo Pháp luật, kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền);

- Danh sách thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, Kế toán trưởng; - Danh sách các cổ đông hoặc thành viên công ty sở hữu từ 5% vốn điều lệ

của công ty trở lên.

- Các tài liệu pháp lý cần thiết khác liên quan đến việc vay vốn

Còn đối với các Khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng thì không cần thẩm định mà chỉ khi có sự thay đổi về tư cách pháp nhân như đổi tên đơn vị, thay lãnh đạo... thì yêu cầu họ xuất trình các văn bản, quyết định cho ngân hàng

Thẩm định dự án (phương án) xin vay vốn của Khách hàng

Đó là việc thẩm định hiệu quả kinh tế, khả năng thực thi của phương án vay vốn. Đây là một công việc quan trọng và khó khăn đối với cán bộ tín dụng của chi nhánh. Khi xem xét dự án xin vay vốn thì tính khả thi của dự án là điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay. Một dự án khả thi phải là Dự án có khả năng sinh lời cao, hàng hoá sản xuất ra phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Ngoài ra lợi nhuận của dự án đem lại, tuổi thọ của dự án và thời gian khấu hao, thời gian hoàn vốn của dự án là yếu tố quan trong tác động đến khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng đúng hạn. -Để thẩm định được vấn đề này trước khi đi thẩm định thực tế Khách hàng cần phải cung cấp được đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng (bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án vay vốn (trừ trường hợp cho vay cầm cố bằng Thẻ tiết kiệm và Giấy tờ có giá); Biên bản, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban quản trị hoặc của cấp quản lý khác thông qua phương án, dự án đầu tư, quyết định vay vốn, bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền đã được quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ; Tài liệu khác chứng minh nhu cầu vay vốn, sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ như Hợp đồng kinh doanh thương mại, hoá đơn giá trị gia tăng)  Thẩm định tình hình tài chính của Khách hàng vay vốn

Để đánh giá được tình hình tài chính, cũng như uy tín của khách hàng, Chi nhánh phải căn cứ vào quan hệ tín dụng giữa khách hàng với bản thân Chi nhánh hay với các ngân hàng khác trong thời gian gần đây, thể hiện ở việc vay trả đúng hạn, không phát sinh nợ quá hạn, tư cách người vay, sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, có hiện tượng lừa đảo tham nhũng, lạm dụng vốn hay không.

- Thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của ngân hàng thương mại.

- Thông tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, ngân hàng cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và các thông tin khác liên quan đến tính khả thi của dự án.

- Thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành.

Để có thể cung cấp các thông tin đó cho ngân hàng thương mại một cách đầy đủ và có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn hạn chế và thiếu minh bạch chính xác. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế chấp bất động sản ở nhiều nơi,… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Chính phủ cần có các biện pháp, ban hành các quy định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.Chi nhánh cần xếp loại khách hàng theo 5 tiêu thức: Về doanh thu; lợi nhuận; quan hệ với ngân hàng khác; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; hệ số thanh toán nhanh.Trên cơ sở đó xếp khách hàng thành 3 loại A- B- C.

Khách hàng loại A được đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh

doanh ổn định và lành mạnh, có quan hệ thanh toán sòng phẳng với bạn hàng cũng như trong quan hệ vay mượn với các tổ chức tín dụng. Việc mở rộng dư nợ đồng nghĩa với việc thu hút thêm nhiều khách hàng loại này.

Khách hàng loại B được đánh giá là những doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh chưa ổn định, năm thì lỗ, năm thì lãi. Với những khách hàng này Chinh nhánh chưa có sự tín nhiệm cao, do vậy chỉ nên cho vay đối với những dự án thực sự khả thi và có tài sản thế chấp hay bảo lãnh bên thứ ba.

Khách hàng loại C là những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh

thua lỗ, không trả được nợ cũ. Chi nhánh cần từ chối ngay những khách hàng này hoặc nếu đã cho vay thì cần gấp rút thu hồi nợ.

Thẩm định tài sản bảo đảm

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay;

- Giấy tờ xác định thẩm quyền quyết định về bảo đảm tiền vay; - Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay  Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của Khách hàng

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay sau khi cho vay: Kiểm tra sau cho vay là một trong các bước trong quá trình quản lý khoản vay và là một bước quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay có đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đòng tín dụng hay không. Hiện nay, việc kiểm tra này chưa được cán bộ tín dụng thực hiện một cách triệt để có lúc kiểm tra chỉ là hình thức nhằm hợp thức hóa hồ sơ tín dụng. Khách hàng có thể sử dụng tiền vay vào việc khác từ đó ngân hàng không kiểm soát được sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 55)