Các giải pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 60)

Thứ nhất, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: Hoạt động của NHTM là kinh

doanh đa năng nhưng hoạt động của chi nhánh chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Mà tín dụng gặp rất nhiều rủi ro. Bởi vậy Chi nhánh nên đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ như: thực hiện liên doanh, liên kết, thực hiện tín dụng thuê mua, bảo lãnh hay đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Thứ hai, cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức cho vay trong trường hợp nhu cầu về vốn của Khách hàng quá lớn một chi nhánh không thể đảm đương được hoặc do Chi nhánh chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Theo đó, mọi vấn đề mức vốn góp, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận và tổn thất đều được chi sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ. Như vậy gánh nặng khi cho vay của Chi nhánh sẽ được giảm bớt do việc giám sát quá

trình sử dụng vốn vay của Khách hàng sẽ được tất cả các bên đồng tài trợ chịu trách nhiệm.

3.2.1.4.Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ

Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị và điều hành ngân hàng. Thực tế đã chứng minh nhiều ngân hàng đã gặp phải những tổn thất to lớn do không chú trọng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, các dịch vụ đa dạng phong phú, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bắt buộc đối với mỗi ngân hàng. Do vậy thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm soát nội bộ là đề cao và phát huy hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Tại Chi nhánh, hiện đã tổ chức phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ nhưng quy trình kiểm tra chưa được chuẩn hóa, nhân sự còn thiếu, trình độ chuyên môn trong công tác kiểm tra chưa được chú trọng nâng cao. Chi nhánh Hà Nội vẫn còn xem nhẹ công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Việc kiểm tra mới chỉ dừng lại ở bước thủ tục hành chính chưa thực sự kiểm tra rà soát được chất lượng tín dụng bằng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như thẩm tra lại quy trình cấp tín dụng, kiểm tra thực tế khách hàng trong một số hồ sơ tín dụng... Vì vậy Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hơn nữa, phải nhanh chóng xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và coi đó là một khâu bắt buộc trong quy trình cấp tín dụng. Có kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mới kiểm soát được các rủi ro tín dụng, sớm phát hiện các khả năng có thể gây ra rủi ro, đồng thời ngăn ngừa được các hạn chế, các sai phạm của cán bộ tín dụng. Qua khâu kiểm tra có thể phát hiện được sự “gian lận” của khách hàng, đồng thời cũng giúp cán bộ tín dụng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của mình.

3.2.2.Tăng cường các biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra

Khi rủi ro tín dụng xảy ra,cần hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất,để tránh gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng.Chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro hợp lý:

Lập quỹ dự phòng rủi ro là biện pháp mà Chi nhánh trích, được phép ghi vào chi phí để lập quỹ dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định, trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro

đối với từng loại cho vay để trang trải một phần hoặt toàn bộ các khoản tổn thất.Trích lập quỹ dự phòng rủi ro hợp lý sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tới mức thấp nhất.Ta có thể sử dụng quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu không thể thu hồi ra khỏi nội bảng.

Xử lý nợ quá hạn,nợ có vấn đề:

- Thành lập công ty (hoặc phòng,ban) quản lý nợ xấu.Xây dựng chính sách xử lý nợ

xấu thích hợp.Phân công và quy trách nhiệm đòi nợ.Liên kết các bên Ngân hàng- Khách hàng-Chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.

- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ,ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay them,gia hạn nợ,giảm lãi…

- Trong trường hợp người vay lừa đảo,chây ì,không có khả năng trả,ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp,phong tỏa tiền gửi trên tài khoản,kiện,…

- Trong trường hợp do cán bộ Ngân hàng gây ra,cán bộ Ngân hàng phải có trách nhiệm đòi nợ,bồi thường.

3.3.KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 60)