Nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 58)

bộ làm công tác tín dụng nói riêng và cán bộ của ngân hàng nói chung

Ngân hàng cần coi trọng công tác tín dụng và phẩm chất cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ... Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công. Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Bản thân cán bộ liên quan đến công tác cho vay phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản đều có xu hướng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần nhỏ mới thành lập. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Đặc

biệt, với đội ngũ chuyên gia giỏi, Ngân hàng Hàng Hải cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để họ gắn bó máu thịt với nơi công tác. Trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ cán bộ tập trung chủ yếu vào những hướng sau đây:

Đối với cán bộ lãnh đạo phòng, khối quản lý rủi ro nói riêng và khối tín dụng nói chung: phải tự trau rồi và nghiên cứu quy trình nghiệp vụ, những thay đổi

trong các văn bản, chính sách chế độ liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, từ đó phổ biến, hướng dẫn cấp dưới thực hiện, đảm bảo không làm sai quy chế, quy định về kiểm soát rủi ro tín dụng của Maritime Bank và của NHNN.

Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo khối kiểm soát rủi ro phải được lựa chọn, xem xét, thử thách những cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, trình độ về quản lý tốt, tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu:

- Có kỹ năng tốt về phân tích rủi ro doanh nghiệp, kiến thức về kinh doanh ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp, các khái niệm, khuôn khổ quản lý rủi ro, luật pháp và quy định pháp lý.

- Phải hiểu biết chung về kinh doanh ngân hàng và các rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng.Phải là người có kinh nghiệm về phân tích tín dụng, cơ cấu khoản vay và kinh nghiệm về kiểm soát rủi ro doanh nghiệp.

- Có năng lực quản lý tốt: kỷ luật nghiêm khắc trong việc bắt buộc thực hiện các hạn mức rủi ro và quy trình kiểm soát rủi ro, suy xét đúng đắn trong việc xử lý các vi phạm quy trình, thủ tục, có phương pháp tiếp cận mang tính thực tế đối với kiểm soát rủi ro ngân hàng.

Đối với cán bộ làm công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: các cán bộ kiểm soát rủi

ro phải lấy tiêu chí trên đây làm mục tiêu để phát triển bản thân, đáp ứng được yêu cầu công việc. Thêm nữa, cần tự học hỏi kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ kiểm soát rủi ro tín dụng, đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Có kỹ năng tốt về phân tích rủi ro doanh nghiệp, hiểu biết về tổ chức của Maritime Bank, các sản phẩm và khách hàng của ngân hàng cũng như môi trường kinh tế và pháp lý, hiểu biết về các sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp, cá nhân, hiểu rõ quy trình rủi ro tín dụng, chính sách rủi ro tín dụng.

- Có ý thức, kỷ luật nghiêm khắc trong việc tuân thủ các hạn mức rủi ro và quy trình quản lý rủi ro, nhanh nhạy và suy xét đúng đắn trong việc xử lý các trường hợp

vi phạm quy trình.

- Đóng vai trò tư vấn, trung gian trong các trường hợp mâu thuẫn về lợi ích giữa Hội đồng Tín dụng và bộ phận kinh doanh.

- Để đáp ứng những yêu cầu trên đối với một cán bộ kiểm soát rủi ro, đòi hỏi chính bản thân họ phải tự học hỏi, làm việc cẩn thận, phân tích khách quan, cẩn mật và giữ mối quan hệ tốt với các bộ phận khác trong ngân hàng.

• Yêu cầu công việc trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng là rất cao, tuy nhiên tuổi nghề của các cán bộ kiểm soát rủi ro tại chi nhánh còn ít. Vì vậy bên cạnh việc tự học hỏi của các cán bộ thì Maritime Bank Hà Nội phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cử tuyển cán bộ đi học các lớp về kiểm soát rủi ro của những chuyên gia có kinh nghiệm, hoặc mời chuyên gia về bồi dưỡng cán bộ.

• Thêm vào đó, chi nhánh có chế độ đãi ngộ công bằng và xứng đáng đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo chính sách lương thưởng xứng đáp với kết quả làm việc và những cống hiến cho ngân hàng. Có như vậy mới nâng cao ý thức làm việc của nhân viên, giảm thiểu rủi ro suy đồi đạo đức gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

• Bên cạnh việc thường xuyên bồi dưỡng cán bộ quản lý tín dụng cũ, chi nhánh tổ chức tuyển dụng cán bộ mới, đặc biệt lưu ý tuyển dụng cán bộ kiểm soát rủi ro tín dụng là những người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt và phẩm chất đạo đức theo tiêu chí đã đề cập trên đây.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 58)