Định hướng cụ thể hoạt động của Maritime Bank-CN Hà Nội trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 52)

Hà Nội sẽ còn chịu nhiều tác động, chứa đựng nhiều cơ hội phát triển cũng như nhiều rủi ro, thách thức.

3.1.2. Định hướng cụ thể hoạt động của Maritime Bank-CN Hà Nội trong thời gian tới gian tới

Mục tiêu trước mắt của Maritime Bank Hà Nội trong năm 2011: phải bám sát mục tiêu phát triển của hệ thống Maritime Bank, có sự vận dụng sáng tạo vào tình hình và khả năng phát triển của Ngân hàng. Các bước đi chiến lược trong thời gian tới:

- Về công tác huy động vốn: Có tăng trưởng nguồn vốn, mối có thể chủ động trong việc cho vay và đầu tư. Đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn (cả nội tệ và ngoại tê) theo hướng đa dạng hoá nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, tăng tỷ trọng các nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp. Hiện nay, tình hình huy động vốn rất căng thẳng các ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt. Vì vậy, chi nhánh cần chủ động có chính sách linh hoạt bằng nhiều hình thức tặng quà, khuyến mại, tăng lãi suất ở mức độ

cho phép nhằm giữ khách hàng gửi lại tiền mà không chảy nguồn vốn sang các ngân hàng khác.

- Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững. Tiếp cận và triển khai mở rộng hoạt động tín dụng nhắm vào các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển, tài chính lành mạnh để xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao.

- Tập trung phân tích đánh giá một số nhóm khách hàng, đề xuất định hướng, chiến lược đầu đặc biệt, chiến lược đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực, ngành chủ lực. Nâng tỷ trọng cho vay đối với các khách hàng có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, khách hàng quen thuộc có dự án khả thi, dự án đang triển khai phát huy hiệu quả, đồng thời cũng kiên quyết nói không với những dự án có dấu hiệu không khả thi

- Huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ cụ thể đối với từng nhóm khách hàng

- Triệt để thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lành mạnh hoá tình hình tài chính. - Phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại, mở rộng thanh toán song biên, mở rộng phạm vi kết nối hệ thống thanh toán với các tổ chức tín dụng khác. Phát triển tăng thị phần phi tín dụng và các dịch vụ tài chính ngân hàng, cung ứng cho nền kinh tế với chất lượng cao và ổn định, có sự khác biệt và có tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo. Nhanh chóng triển khai các tiện ích mới cho sản phẩm thẻ, phát triển mạnh một số sản phẩm về huy động sản phẩm tín dụng cá nhân như: xác định phân khúc thị trường mới, cơ cấu lại thời gian cho vay, kết hợp với Prudential xây dựng sản phẩm Bảo hiểm tín dụng cũng như đưa ra các sản phẩm Money Gram vào áp dụng…

- Xây dựng phong cách văn hoá, lề lối làm việc, kỷ cương trong toàn chi nhánh, đề cao nguyên tắc, kỷ luật trong quản trị điều hành, xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong quản trị hệ thống, có chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh…

Mục tiêu dài hạn của Maritime Bank Hà Nội cũng như của hệ thống Maritime Bank trong thời gian sắp tới: triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu, đây là một đề án mang tính tổng hợp, khắc phục những tồn tại, yếu kém đề ra định hướng phát triển trong từng giai đoạn. Maritime Bank Hà Nội triển khai các nhiệm vụ công tác sau:

- Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt, thống nhất của từng bộ phận, đảm bảo tính kỷ cương trong công tác quản trị điều hành, thiết lập và nâng cao thiết chế dưới sự quản lý của Uỷ ban quản lý nợ và xử lý nợ xấu.

- Đổi mới phương thức kiểm soát nội bộ, bảo đảm tính độc lập, là cánh tay phải của cán bộ lãnh đạo trong hoạt động kiểm tra, giám sát.

- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Để thích nghi với môi trường cạnh tranh, Ngân hàng tiếp tục thực hiện đa dạng hoá danh mục các sản phẩm huy động vốn như trả lãi trước, có dự thưởng, có khuyến mại, bổ sung các loại kỳ hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt.Bên cạnh đó, chú trọng mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và khu vực đông dân cư của quận Hoàn Kiếm và khu vực lân cận.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng:

Chi nhánh chủ động tìm những khách hàng, những dự án lớn, khả thi, không phân biệt loại hình sở hữu. Bên cạnh đó, bám sát vào các dự án lớn, các chương trình kinh tế trọng điểm, các tổng công ty có vai trò quan trọng… đẩy mạnh cho vay nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, phục vụ tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.Nâng cao chất lượng tín dụng, cải tiến phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức của ngành, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay.Đẩy nhanh hoạt động ngân hàng bán buôn, hoạt động đại lý uỷ thác, thuê mua tài chính, các dịch vụ tư vấn… thông qua thị trường chứng khoán tạo thêm vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.

+ Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng:

Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đặc biệt những khách hàng chiến lược trong mục tiêu phát triển của Chi nhánh trong từng thời kỳ. Đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ và xây dựng.

Triển khai thành công dự án hiện đại hoá hoá ngân hàng, phát triển các ứng dụng đồng bộ với dự án hiện đại hoá tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động cho ngân hàng.

+ Phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, có chiều sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong thời kỳ mới.Hoàn thiện hơn nữa chế độ lương thưởng, kiến nghị với cơ quan cấp trên có cơ chế lương, thưởng thích hợp nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, gắn bó với công việc.

3.2.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2.1.Thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 52)