Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhiều nhất. Vì vậy, công tác dự báo các yếu tố tác động của môi trường sẽ giúp Maritime Bank chủ động hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Một số dự báo về những vấn đề mà hoạt động của Ngân hàng sẽ phải đối mặt trong thời gian tới như sau:
+ Nguy cơ sản xuất trong nước chịu sự cạnh tranh lớn.
Nước ta đã gia nhập tổ chức WTO, các doanh nghiệp trong nước sẽ bình đằng với doanh nghiệp nước ngoài, nguy cơ sụt giảm xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước rất lớn, thể hiện rõ nhất việc chủng loại hàng hóa của chúng ta rất giống so với Trung Quốc, trong khi giá cả của chúng ta thường cao hơn. Ngoài ra, xuất khẩu có nguy cơ tăng trưởng chậm lại và sụt giảm đi do sự đi xuống của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng của sự kiện chính trị, khủng bố, dịch bệnh…
+ Môi trường kinh tế xã hội thiếu ổn định
Nước ta là những nước có nền kinh tế đang phát triển và tình hình chính trị xã hội ổn định nhất trong khu vực. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang có nhiều thuận lợi, được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, đã trở thành thành viên của AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Bộ luật Doanh nghiệp sửa đổi tạo ra cơ chế thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là cơ hội cho Maritime Bank mở rộng đối tượng cho vay, tăng trưởng tổng dư nợ. Tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng khiến cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải hạ thấp, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào giảm phát, sức cầu giảm sút, khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về vốn sản xuất, vay tiêu dùng cũng giảm sút.
+ Nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao:
Do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai, nên Maritime Bank Hà Nội có rất nhiều cơ hội để cho vay, với các ngành kinh tế mũi nhọn như giao thông vận tải, điện, viễn thông, nông nghiệp… đang triển khai những dự án lớn và rất cần sự hỗ trợ của cả ngành ngân hàng. Khu vực kinh tế tư nhân sẽ là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất trong nền kinh tế, nhu cầu vốn lớn để phát triển sản xuất.
+ Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ diễn ra gay gắt. Hiện tại, các NHTM đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tín dụng, huy động vốn. Về tín dụng: một thị trường đầy tiềm năng với trên 80 triệu dân, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao, do vậy nhu cầu vốn phát triển cho sản xuất rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu lớn về tín dụng như vậy cần có nguồn vốn để cho vay, muốn vậy các NHTM đang cạnh tranh rất mạnh về huy động vốn để có vốn đáp ứng nguồn giải ngân. Hiện nay một số các Ngân hàng nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Maritime Bank cũng như các ngân hàng khác sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hơn chúng ta về mọi mặt như về vốn, trình độ quản trị, kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, chất lượng của sản phẩm dịch vụ, phong cách kinh doanh chuyên nghiệp…