Khối Quản lý Tín dụng và Đầu tư (QLTD&ĐT) bao gồm các Phòng:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 34)

-Phòng Chính sách Tín dụng và Quản lý Tài sản bảo đảm (CSTD &QLTSBĐ) -Phòng Tái thẩm định (TTĐ- tại Hội sở chính và các Văn phòng điều phối khu vực)

-Phòng Giám sát tín dụng và Quản lý Nợ (GSTD&QLN- tại Hội sở chính và các Văn phòng điều phối khu vực).

-Các Phòng, Ban thuộc Khối chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Khối QLTD&ĐT. Nhân viên từng Phòng, Ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Phòng.  Phòng Chính sách Tín dụng và Quản lý TSBĐ (CSTD& QLTSBĐ):

Là bộ phận nghiệp vụ của Khối Quản lý Tín dụng và Đầu tư (QLTD&ĐT), có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Khối Quản lý Tín dụng và Đầu tư trong việc xây dựng chính sách quản lý chất lượng tín dụng, định giá và quản lý tài sản bảo đảm tiền vay Toàn hệ thống MSB.Phòng CSTD và Quản lý TSBĐ hoạt động dưới sự quản lý của Trưởng phòng CSTD và Quản lý TSBĐ, bao gồm 02 mảng công việc sau:

Mảng Chính sách tín dụng: Mảng này do Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo, gồm

02 Tổ đặt tại Hội sở chính MSB: Tổ Soạn thảo chính sách tín dụng và Tổ Pháp chế tín dụng. Nhiệm vụ cụ thể của 02 Tổ này như sau:

Tổ Soạn thảo Chính sách tín dụng:

- Chịu trách nhiệm phân tích rủi ro tín dụng theo Khách hàng/ nhóm Khách hàng/ ngành hàng/ sản phẩm/ cơ cấu đầu tư/ địa bàn; Thông báo tin tức thị trường hàng ngày cho các Phòng, Ban thuộc Khối QLTD& ĐT để phục vụ cho quá trình thẩm định, phê duyệt, giám sát tín dụng và xử lý nợ;

Phòng chính sách tín dụng và quản lý TSĐB Phòng Tái thẩm định Phòng GSTD & Quản lý Nợ Phòng quản lý RR thanh khoản và thanh toán Phòng quản lý RR tín dụng và đầu tư Phòng quản lý RR Hoạt động

- Chịu trách nhiệm soạn thảo các chính sách tín dụng, các quy định, văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng bao gồm: Chính sách về hạn mức tín dụng và cơ cấu đầu tư; Chính sách về ngành hàng, sản phẩm; Chính sách tín dụng; Chính sách Khách hàng vay vốn; Chính sách về lãi suất cho vay; theo dõi và cập nhật các thông tin cần thiết để xây dựng, sửa đổi, bổ sung Sổ tay Quy trình nghiệp vụ và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các chính sách khác;

- Chịu trách nhiệm là đầu mối để phối hợp với các Phòng, Ban khác xây dựng các quy trình, mẫu biểu chuẩn phục vụ công tác quản lý, thẩm định, kiểm soát và xử lý nợ;

- Đánh giá rủi ro các sản phẩm mới liên quan đến nghiệp vụ tín dụng;

- Đào tạo các nghiệp vụ tín dụng liên quan cho Cán bộ tín dụng Toàn hệ thống MSB;

- Và các công việc khác theo sự phân công của Trưởng phòng và Giám đốc Khối QLTD&ĐT.

Tổ Pháp chế tín dung:

- Chịu trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình, văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng tại MSB;

- Chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai các quy định, hướng dẫn của NHNN trong Toàn hệ thống MSB;

- Và các công việc khác theo sự phân công của Trưởng phòng và Giám đốc Khối QLTD&ĐT.

Mảng Quản lý TSBĐ: Mảng này do 01 phó phòng trực tiếp chỉ đạo các tổ

QLTSBĐ trên toàn hàng, trưởng phòng chi đạo chung, gồm các tổ là Tổ Quản lý TSBĐ đặt tại Hội Sở chính và các tổ định giá TSBĐ khu vực.

Tổ Quản lý TSBĐ:

- Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo liên quan đến TSBĐ;

- Chịu trách nhiệm trong việc quản lý, phân tích rủi ro cơ cấu TSBĐ, đề xuất các quy định, chính sách liên quan đến TSBĐ, soạn thảo, sửa đổi, bổ sung các Quy trình định giá TSBĐ;

- Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng phần mềm quản lý TSBĐ toàn hàng, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu về giá của từng loại TSBĐ để sử dụng làm tài liệu tham chiếu khi định giá TSBĐ toàn hàng;

- Chịu trách nhiệm đào tạo về nghiệp vụ thẩm định giá cho toàn hàng Tổ Định giá TSBĐ:

- Tổ định giá TSBĐ phân bổ cho các khu vực (Bắc, Trung, Nam), trong đó miền Bắc bao gồm các đơn vị kinh doanh thuộc địa bàn từ Đà Nẵng trở ra (không bao gồm các đơn vị kinh doanh thuộc địa bàn Đà Nẵng); miền Trung gồm từ Đà Nẵng đến Bình Thuận (Bao gồm các đơn vị kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận) và các tỉnh Tây Nguyên; miền Nam gồm các tỉnh từ Bình Thuận trở vào.

- Tổ định giá TSBĐ chịu trách nhiệm định giá các loại TSBĐ trong phạm vi phải định giá độc lập và tư vấn, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc định giá các loại TSBĐ ngoài phạm vi phải định giá độc lập của Tổ định giá khu vực.

- Tổ định giá TSBĐ chịu trách nhiệm định giá các TSBĐ do Phòng GSTD&QLN đề xuất định giá để thực hiện các thủ tục phát mãi TSBĐ.

- Tổ định giá chịu trách nhiệm định giá lại định kỳ TSBĐ toàn hàng, gửi báo cáo cho Tổ QLTSBĐ để đề xuất các chính sách liên quan đến TSBĐ.

Phòng Tái thẩm định (TTĐ):

Là bộ phận nghiệp vụ của Khối Quản lý Tín dụng và Đầu tư (QLTD&ĐT), có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Khối QLTD&ĐT trong việc thẩm định và đề xuất phê duyệt tín dụng trong thẩm quyền của Khối QLTD&ĐT trong Toàn hệ thống MSB, thủ tục pháp lý để toàn quyền xử lý TSBĐ; theo dõi, thu hồi nợ xấu và các khoản nợ quá hạn nhóm 2 rủi ro mất vốn cao do Phòng GSTD&QLN tiếp nhận xử lý trong Toàn hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Giám sát tín dụng và Quản lý nợ (GSTD&QLN):

Là bộ phận nghiệp vụ của Khối Quản lý Tín dụng và Đầu tư (QLTD&ĐT), có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Khối Quản lý TD& Đầu tư trong việc:

- Giám sát, cảnh báo sớm, kiểm soát hoạt động tín dụng chung Toàn hệ thống MSB đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và MSB.

- Nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra Khách hàng và đề xuất các biện pháp xử lý thu hồi nợ đối với các khoản nợ nhóm 1 có độ rủi ro cao và các khoản nợ nhóm 2.

- Hỗ trợ các Đơn vị kinh doanh xử lý TSBĐ để thu hồi nợ quá hạn và trực tiếp thực hiện việc phát mại TSBĐ sau khi MSB đã hoàn thành các thủ tục pháp lý để toàn quyền xử lý TSBĐ; theo dõi, thu hồi nợ xấu và các khoản nợ quá hạn nhóm 2 rủi ro mất vốn cao do Phòng GSTD&QLN tiếp nhận xử lý trong Toàn hệ thống.

Phòng Giám sát tín dụng và Quản lý Nợ (GSTD&QLN) hoạt động dưới sự

quản lý của Trưởng phòng GSTD & QLN với 03 mảng công việc: • Mảng Giám sát tín dụng;

• Mảng Quản lý nợ rủi ro; • Mảng Thu hồi nợ:

C1. Mảng Giám sát tín dụng:

Trưởng phòng GSTD& QLN chỉ đạo chung đối với hoạt động Giám sát tín dụng, gồm Tổ báo cáo và các Tổ giám sát tín dụng trực tiếp tại các khu vực thuộc quản lý của Hội sở chính hoặc Văn phòng Điều phối khu vực (gọi tắt Tổ GSTD khu vực):

Tổ báo cáo đặt tại Hội sở chính, có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm quản lý thông tin tín dụng Toàn hệ thống, cụ thể:

• Tổng hợp và quản lý toàn bộ các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng Toàn hệ thống;

• Quản lý và khai thác hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và của các Tổ chức khác;

• Cung cấp theo yêu cầu của các Đơn vị kinh doanh các thông tin liên quan đến vay vốn của Khách hàng.

- Quản lý cơ cấu dư nợ theo chính sách tín dụng của MSB và cảnh báo sớm khi sắp vượt giới hạn cho phép,

- Trích lập Dự phòng rủi ro theo quy định để lành mạnh chất lượng hoạt động tín dụng của Maritime Bank.

- Đánh giá chất lượng tín dụng hàng tháng/quý/năm và đề xuất các biện pháp nhằm tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng.

hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một (01) Phó phòng GSTD& QLN; thực hiện quản lý các Chi nhánh thuộc địa bàn được giao và chịu trách nhiệm:

- Kiểm tra trước khi phê duyệt tín dụng: Kiểm tra các khoản vay của các Khách hàng đang có quan hệ tín dụng với MSB đề nghị tái cấp hạn mức tín dụng hoặc cấp mới tín dụng với các nội dung kiểm tra cụ thể như sau: kiểm tra tính tuân thủ của Khách hàng và của Chi nhánh đối với các điều kiện phê duyệt tín dụng, kiểm tra hồ sơ tín dụng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Pháp luật và của MSB, đánh giá những rủi ro cơ bản của Khách hàng/ khoản cấp tín dụng mới … Mức kiểm tra trước khi phê duyệt tín dụng là các khoản cho vay không có TSBĐ, các khoản vay cầm cố hàng hóa tồn kho có giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên và các khoản vay cầm cố TSBĐ khác (Trừ chứng từ có giá, tiền gửi và các loại TSBĐ tương đương) có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên. Mức độ kiểm tra của GSTD sẽ được điều chỉnh cho từng thời kỳ trên cơ sở chấp thuận của Giám đốc Khối QLTD& ĐT tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và chất lượng, số lượng nhân sự của GSTD;

- Giám sát hoạt động tín dụng trên Toàn hệ thống; bảo đảm tuân thủ đúng mức phê duyệt trong nghiệp vụ cấp tín dụng, kiểm soát tính tuân thủ trong việc lập hồ sơ tín dụng (Hồ sơ pháp lý, nội dung và chất lượng thẩm định, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn...) của các khoản vay giải ngân lần đầu và tái kiểm tra 3 tháng/lần (theo từng trọng điểm).

- Kiểm tra và đánh giá thực tế khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của Khách hàng (theo từng trọng điểm) để phát hiện những dấu hiệu, đưa ra những cảnh bảo sớm rủi ro cho Bộ phận Quản lý nợ rủi ro kiểm soát và xử lý.

- Phân tích các Khách hàng nợ nhóm 1 nhưng vay vốn thuộc các ngành hàng được CSTD đánh giá là có rủi ro, để phát hiện những Khách hàng có tiềm ẩn rủi ro, có khả năng tăng nhóm nợ để chuyển cho Bộ phận Quản lý nợ rủi ro kiểm soát và xử lý.

- Tham gia xây dựng chính sách và cải tiến Quy trình nghiệp vụ tín dụng, sản phẩm tín dụng, hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro tín dụng theo loại hình, Chi nhánh, ngành nghề kinh doanh, đối tượng, hạn mức và quy mô Khách hàng, thị trường.

C2. Mảng Quản lý nợ rủi ro:

Trưởng phòng GSTD& QLN chỉ đạo chung đối với hoạt động Quản lý Nợ; các Tổ Quản lý Nợ trực tiếp tại các khu vực thuộc quản lý của Hội sở chính hoặc Văn

phòng Điều phối khu vực (gọi tắt Tổ GSTD khu vực) hoạt động dưới sự chỉ đạo của một (01) Phó phòng GSTD& QLN, có trách nhiệm:

- Thiết lập và vận hành hệ thống nhắc nhở Khách hàng (gọi điện thoại, gửi thư,

Email..) đối với các khoản vay quá hạn nhóm 2 và các khoản vay sắp đến hạn trả nợ, thực hiện giám sát, theo dõi để thông báo sớm những trường hợp Khách hàng phản ánh gặp khó khăn không hoàn trả được nợ hoặc những Khách hàng trây ỳ không trả nợ, luôn vi phạm các cam kết với ngân hàng, đảm bảo chất lượng công tác thu hồi nợ;

- Phối hợp với Chi nhánh để phân tích, kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các khoản vay nhóm 1 có mức độ rủi ro cao do GSTD chuyển sang và nợ nhóm 2 để đề xuất cấp thẩm quyền các giải pháp xử lý nợ (bao gồm cả các đề xuất tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các Khách hàng tốt, có khả năng phục hồi cao và chuyển ngay sang Thu hồi nợ các trường hợp Khách hàng không tốt, không có dấu hiệu phục hồi) đảm bảo tăng độ an toàn cho khoản vay, kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng trên nguyên tắc các Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ quá trình xử lý thu hồi nợ quá hạn và trong việc không thu hồi được các khoản nợ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C3. Mảng Thu hồi nợ:

Mảng này do 01 Phó phòng GSTD& QLN chỉ đạo trực tiếp các Tổ Thu hồi nợ khu vực đặt tại các Văn phòng Điều phối khu vực (gọi tắt là Thu hồi nợ khu vực). Các Tổ Thu hồi nợ khu vực có trách nhiệm:

- Phối hợp với Đơn vị kinh doanh thu hồi các khoản nợ quá hạn nhóm 2 được Bộ phận Quản lý nợ rủi ro đánh giá là rủi ro cao, có khả năng lớn bị chuyển nợ xấu và được Giám đốc Khối QLTD& ĐT đồng ý chuyển sang Bộ phận Thu hồi nợ xử lý.

- Xây dựng, đề xuất các biện pháp thu hồi nợ xấu và chịu trách nhiệm chính trong việc thu hồi nợ xấu đối với các khoản nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4.

- Hoàn tất các thủ tục để chuyển giao/bán các khoản nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) và các khoản nợ xấu đã được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro (nhóm 6) cho Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MSB.

- Tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý và cách thức giải quyết cho các Đơn vị kinh doanh và Bộ phận Quản lý nợ rủi ro, Giám sát tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ nhóm 2 mà Bộ phận Quản lý nợ rủi ro đang quản lý.

- Là đầu mối kết nối thông tin mua - bán TSBĐ trong Toàn hệ thống MSB, hỗ trợ xử lý TSBĐ của các khoản nợ nhóm 2 theo đề nghị của các Đơn vị kinh doanh và xử lý TSĐB khoản nợ xấu sau khi Ngân hàng đã hoàn thành thủ tục pháp lý liên quan đến phát mại TSBĐ.

- Đối với các phòng thuộc Khối QLTD&ĐT, mỗi Bộ phận thuộc từng Tổ đều có 01 trưởng bộ phận (có thể là trưởng/Phó phòng kiêm nhiệm) để điều phối công việc tại từng Bộ phận.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải – chi nhánh Hà Nội (Trang 34)