Kết luận chương và nhiệm vụ của luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 51)

1- Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong đó tiêu biểu nhất là các nhà khoa học Bekker (1956, 1960, 1969) trong những năm 50 và 60 thế kỷ trước đã trình bày chi tiết ba tài liệu có tên là ‘Lý thuyết biến dạng của

đất’ (1956), ‘Ứng suất và biến dạng của đất’ (1960) và ‘Giới thiệu hệ thống đất- máy’ (1969). Những năm tiếp theo các tác giả Wong and Irwin (1992); Wong (1986, 1997 và 1999) đã ứng dụng các nghiên cứu của Bekker, phát triển và hoàn thiện lý thuyết về mối quan hệ đất - máy. Những công trình này hiện nay vẫn

được xem như cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu tính chất kéo bám cũng như

khả năng di động của ô tô máy kéo.

2- Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu phát triển và ứng dụng những kết quả nghiên cứu trên để giải quyết những vấn đề về cơ học đất, tối ưu hóa các thông số kết cấu của máy kéo nói chung và của máy kéo xích nói riêng nhằm nâng cao các tính năng kinh tế kỹ thuật của máy kéo phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Những nghiên cứu về xích mềm công bố trên thế giới đã chứng minh quá trình tương tác xích đất là rất phức tạp.

3- Việt nam đã có nhiều nghiên cứu tương đối thành công về tính chất kéo bám của máy kéo bánh, tương tác giữa hệ thống di động của máy kéo bánh lốp với đất nông nghiệp, để tăng tính chất kéo bám trên đất lầy thụt máy kéo bánh có lắp thêm bánh sắt, bánh phụ. Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này

đã đóng góp nhất định cho việc thiết kết chế tạo các loại bánh lồng, bánh phụ

phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp những năm vừa qua.

4- Máy kéo xích cao su hiện nay nhờ giá thành rẻ hơn nhiều so với máy kéo xích kim loại, rất phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt nam, vì vậy loại máy kéo này đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về tính chất kéo bám của loại máy kéo này cũng như khả năng di động, hiệu suất kéo và tính kinh tế v.v...vẫn chưa

được nghiên cứu đầy đủ.

5- Máy kéo xích nói chung và máy kéo xích cao su hiện nay ở nước ta hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc nghiên cứu cơ bản tính chất kéo

bám của hệ thống di động xích làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế và chế tạo máy kéo xích ở trong nước, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các loại máy kéo này là một nhu cầu cần được quan tâm. Vì vậy việc lựa chọn và thực hiện đề

tài : “Nghiên cu tính năng kéo bám ca h thng di động xích máy nông nghip t hành” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

6- Nhiệm vụ tiếp theo của đề tài là:

- Xây dựng mô hình lý thuyết xác định tính chất kéo bám của xe xích cao su trên đất nông nghiệp có độẩm cao.

- Lập trình trên phần mềm matlab chương trình tính toán xác định tính chất kéo bám của hệ thống di động xích cao su, dùng chương trình tính toán để khảo sát

đánh giá hiệu suất của máy kéo xích cao su B2010 mới thiết kế và chế tạo ở trong nước khi làm việc trên đất nông nghiệp có độẩm cao.

- Khảo sát đánh giá ảnh hưởng của một số thông số kết cấu và sử dụng như: trọng lượng xe, các thông số cấu tạo của dải xích, lực căng xích ban đầu của xích ... đến tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su.

- Xây dựng mô hình thí nghiệm để lấy thông sốđầu vào cho mô hình toán cũng như xác định tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su B2010 khi làm việc trên đất nông nghiệp độẩm cao.

- Tiến hành thí nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm. So sánh

đánh giá một số thông số giữa kết quả thí nghiệm và kết quả mô phỏng lý thuyết từđó đưa ra các kết luận vềđộ tin cậy của nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.

- Kết luận về những đóng góp mới của luận án, những vấn đề tồn tại và kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích cao su trên liên hợp máy nông nghiệp tự hành luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)