Ảnh hưởng của lực căng xích T0 đến chất lượng kéo bám

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 110)

CM -Cảm biến đo môment trục trung gian CP Cảm biến đo lực kéo ở móc máy kéo

k mb ms fb fs rb rs

3.6.3. Ảnh hưởng của lực căng xích T0 đến chất lượng kéo bám

Kết quả tính toán khi thay đổi lực căng xích T0 tương ứng với 3 trường hợp: T01 = 3000 N; T02 = 6000 N; và T03 = 8000 N.

b) a)

Hình 3.18a là đồ thị biểu diễn 3 đường cong lún tương ứng với 3 trường hợp lực căng xích ban đầu là T01, T02 và T03 tại các điểm phía dưới bánh đè xích độ

lún không thay đổi trong cả 3 trường hợp vì tại các điểm này là cứng tuyệt đối.

Hình 3.18. a) Các đường biểu diễn độ lún s0i, b) các đường biểu diễn áp suất tiếp xúc pi tương ứng ba trường hợp lực căng xích ban đầu T0 khác nhau

Giữa hai bánh đè liền kề, chiều sâu lún thay đổi theo lực căng xích, xích càng căng chiều sâu lún càng cao ứng với mức võng xích càng ít. Áp suất p dưới dải xích tương ứng với 3 trường hợp lực căng xích ban đầu T01, T02, T03 (hình 3.18b) cũng có dạng tương tự như đường cong lún. Áp suất trực tiếp dưới các bánh đè xích là bằng nhau trong cả 3 trường hợp; giữa các bánh đè xích liền kề

áp suất giảm đạt cực tiểu sau đó lại tăng đến giá trị áp suất dưới bánh đè kế tiếp. Quy luật được lặp lại ở khoảng cách giữ hai bánh đè xích tiếp theo, trong đó trường hợp 1 có mức giảm áp xuất nhiều nhất.

Kết quả tính toán trong trường hợp này hoàn toàn đúng theo kết quả đã

được công nhận là cùng loại xe xích có cấu tạo tương đương xe xích cứng có chiều sâu lún trung bình và áp suất trung bình dưới dải xích cao hơn xe xích mềm khi hoạt động trên cùng một nền đất yếu.

Hình 3.19. Các đường biểu diễn lực đẩy Pk, và lực kéo có ích Pm tương ứng ba trường hợp lực căng xích ban đầu T0 khác nhau

Hình 3.19 là đồ thị biểu diễn lực đẩy Pk lực kéo có ích Pm tương ứng với 3 trường hợp độ căng xích ban đầu T01, T02, T03. Từ đồ thị ta thấy lực đẩy Pk, lực kéo có ích Pmđều tăng khi tăng lực căng T0, lực căng xích có làm tăng lực đẩy Pk và lực kéo có ích Pm, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng tới độ bền xích và mất mát năng lượng do ma sát trong hệ thống di động xích tăng khi tăng lực căng xích ban đầu T0

Hình 3.20a cho thấy Các đường biểu diễn công suất E1, E2, E3, E4 và hình 3.20b biểu diễn hiệu suất ηk tăng theo lực căng xích theo chiều tăng T01, T02, T03,

điều đó có nghĩa là khi lực đẩy tăng trượt tương đối trong các trường hợp gần giống nhau kết quả là công suất và hiệu suất đều tăng theo lực căng xích ban đầu. Nhưng hiệu suất tăng không đáng kể vì lực cản do lún cũng tăng gần như tỷ lệ

thuận. Như vậy tăng lực căng xích tăng được lưc kéo Pm nhưng hiệu suất không tăng đáng kể, điều này có lợi khi cần tăng lực kéo Pm như đã phân tích ở trên nhưng lưu ý rằng trên đồ thị 3.19 biểu diễn lực ở cùng độ trượt và cùng tốc độ

thực của xe. Kết quả tính toán chỉ ra rằng cần phải thay đổi lực căng xích ban đầu T0 cho phù hợp khi đi trên các nền đường có độ lún khác nhau.

Hình 3.20. a) Các đường biểu diễn công suất E1, E2, E3, E4, b) hiệu suất ηk

tương ứng ba trường hợp lực căng xích ban đầu T0 khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)