CM -Cảm biến đo môment trục trung gian CP Cảm biến đo lực kéo ở móc máy kéo
k mb ms fb fs rb rs
3.7. Kết luận chương 3 Kết luận:
Kết luận:
- Trên cơ sở lý thuyết về xích mềm (xích kim loại nối bản lề bước ngắn) của (Wong, 2001); (Muro and O’Brien, 2004). Đã xây dựng được mô hình vật lý và mô hình toán, biểu diễn mối tương tác giữa hệ thống di động xích cao su với
đất phù sa sông Hồng để xác định tính chất kéo bám của máy kéo xích.
- Đã ứng dụng phần mềm Matlab xây dựng chương trình mô phỏng các tính chất kéo bám của hệ thống di động xích cao su. Chương trình tính là một chương trình mở, thuận tiện cho việc khảo sát các thông số kết cấu và sử dụng
đến tính chất kéo bám của hệ thống di động xích cao su.
- Các thông số kết cấu và sử dụng có ảnh hưởng lớn đến tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su.
- Chương trình tính toán và khảo sát ảnh hưởng của các thông số kết cấu
đến tính chất kéo bám của máy kéo có thể được ứng dụng để lựa chọn một số
thông số kết cấu khi đánh giá thiết kế chế tạo máy kéo mới. Kết quả mô phỏng số
cũng có thểđược sử dụng nhằm phân tích lựa chọn chếđộ sử dụng hợp lý các liên hợp máy kéo trên loại đất nông nghiệp tương tự nhưđất phù sa được thử nghiệm.
Chương 4
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1. Đặt vấn đề
Như đã trình bày ở các chương trước, khi xác định các tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su, tức phải giải quyết bài toán biểu diễn mối quan hệ giữa hàng loạt các thông số như: lực chủ động, lực kéo ở móc, công suất kéo, hiệu suất kéo... phụ thuộc vào độ trượt của máy kéo khi làm việc trên nền đất cụ thể. Do bộ phận di động xích khi làm việc trên đất nông nghiệp, quá trình tương tác giữa xích và đất diễn ra vô cùng phức tạp, hiện nay nhờ có nhiều thành tựu trong nghiên cứu lý thuyết nhất là các phương pháp nghiên cứu có sự hỗ trợ của máy tính nên tính toán xác định các tính chất kéo bám của bộ phận di động xích bằng lý thuyết đã cho kết quả ngày càng tin cậy. Trong các công thức tính toán lý thuyết khi xác định các tính chất kéo bám của hệ thống di động xích cao su, có sự
tham gia của rất nhiều hệ số của đất, của quan hệ xích-đất v.v...vì vậy nghiên cứu thực nghiệm cần phải tiến hành gồm hai nhiệm vụ:
- Thực nghiệm để xác định một số thông số và hệ số dùng làm thông số đầu vào cho mô hình tính toán lý thuyết.
- Thực nghiệm để xác định tính chất kéo bám của đối tượng nghiên cứu là máy kéo xích cao su B2010, từ tính chất kéo bám xác định bằng thực nghiệm có thể phân tích độ tin cậy của mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Từ nhiệm vụ trên đây của nội dung cần thực hiện trong chương nghiên cứu thực nghiệm gồm các công việc sau: