Ảnh hưởng của bề rộng dải xíchB và chiều cao mấu xích h (B/h)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 108)

CM -Cảm biến đo môment trục trung gian CP Cảm biến đo lực kéo ở móc máy kéo

k mb ms fb fs rb rs

3.6.2. Ảnh hưởng của bề rộng dải xíchB và chiều cao mấu xích h (B/h)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của bề rộng dãi xích và chiều cao mấu bám đến tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su, luận án cũng sử dụng ba cặp giá trị

B/h như sau: B = 25 cm, h=3cm; B= 35 cm, h= 1,5 cm; B= 35 cm, h= 3 cm. Hình 3.15a biểu diễn chiều sâu lún của đất dưới dải xích ứng với 3 trường hợp thông số cấu tạo xích cao su khác nhau, trường hợp 1 (ứng với B/h = 25/3) có độ lún lớn nhất, trường hợp 2 lún nhỏ nhất. Ba đường cong lún biểu diễn chiểu sâu lún rất khác biệt do ảnh hưởng của cấu tạo xích.

Trên hình 3.15b biểu diễn áp suất dưới dải xích cao su, trường hợp 2 cho diễn biến áp suất thấp nhất, trường hợp 1 cho diễn biến áp suất lớn nhất. Áp suất phụ thuộc nhiều vào chiều sâu lún trong trường hợp thay đổi trọng lượng G, nhưng trong các trường hợp thay đổi cấu tạo xích ta thấy trên hình 3.15b hai

đường cong áp suất của trường hợp 2 và 3 gần trùng nhau điều này được giải thích là ảnh hưởng chiều cao mấu bám đến áp suất nhiều hơn ảnh hưởng của chiều sâu lún. Để có lực kéo lớn và áp suất trên đất nhỏ nên chọn phương án kết cấu của xích theo phương án 3 với B= 35 cm, h= 3 cm.

Hình 3.15. a) Các đường biểu diễn độ lún s0i , b) Các đường biểu diễn áp suất tiếp xúc pi tương ứng ba trường hợp cấu tạo xích khác nhau

Hình 3.16a cho thấy đồ thị lực đẩy Pk và lực kéo có ích Pm theo độ trượt của máy kéo. Lực Pk, Pm trong trường hợp 3 là lớn nhất, xét về mặt lực kéo thì kết cấu xích trong trường 3 là hợp lý nhất.

Hình 3.16b là đồ thị biểu diễn công suất E1, E2, E3, E4. Công suất tăng theo thứ tự từ trường hợp 1 đến trường hợp 3, để máy kéo phát huy công suất chủ động cũng như công suất kéo có ích lớn nên chọn xích có các thông số kết cấu theo phương án 3 là hợp lí nhất. Hình 3.17 là đồ thị biểu diễn hiệu suất kéo của máy kéo xích cao su ηk tương ứng với 3 trường hợp cấu tạo xích khác nhau. Trường hợp 3 có hiệu suất cao nhất, trường hợp 2 có đường cong hiệu suất gần trùng với trường hợp 3.

Như vậy xét về khả năng gây lún, áp suất dưới dải xích, lực đẩy, công suất đẩy, và hiệu suất của máy kéo cấu tạo xích của trường hợp 3 là hợp lý nhất, thỏa mãn được nhiều yêu cầu đối với một máy kéo làm việc trên đất phù sa có

độẩm cao.

Hình 3.16. a) Các đường biểu diễn lực đẩy Pk và lực kéo có ích Pm, b) các

đường biểu diễn công suất E tương ứng ba trường hợp cấu tạo xích khác nhau

Hình 3.17. Các đường biểu diễn hiệu suất ηk tương ứng ba trường hợp cấu tạo xích khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 108)