8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá định tính
Làm sáng tỏ mức độ nắm bắt được của học sinh và những vấn đề mà học sinh chưa nắm bắt được, đối chiếu so sánh với yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng từ đó ta đưa ra phương pháp điều chỉnh hoạt động dạy và học. Tức là đánh giá các tiêu chí chất lương tư duy của học sinh như làm bài thường biểu hiện ở cách lập luận, logic trình bày kiến thức, khả năng diễn đạt, xử lý thông tin bằng các thao tác...
49
VD: Khi dạy bài: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Ta có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để kiểm tra kiến thức của học sinh. Ta có thể căn cứ vào hình 1.3(SGK) để hỏi học sinh:
Câu 1: Phân biệt sự hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ
qua 2 con đường: Con đường gian bào và con đường tế bào chất?
Đáp án:
Học sinh sau khi nghiên cứu SGK và hình vẽ chỉ có thể so sánh được khái niệm về các con đường, chưa hình dung ra được ưu nhược điểm của mỗi con đường. Sau khi học sinh phân biệt được khái niệm rồi thì giáo viên dẫn dắt học sinh phân biệt nốt về mặt ưu nhược điểm thể hiện qua lượng nước lấy vào, vận tốc, khả năng kiểm soát chất độc hại.
Kết quả học sinh sẽ đưa ra được bảng phân biệt 2 con đường đó như sau:
Nội dung Tiêu chí
Con đường gian bào Con đường tế bào chất
Đặc điểm Không đi qua phần sống của tế bào. Đi qua phần sống của tế bào.
Ưu điểm Hấp thụ được nhiều nước.
Vận tốc lớn. Chất hòa tan được kiểm tra
Nhược điểm
Lượng nước không được điều chỉnh, chất hòa tan không được kiểm tra.
Vận tốc lấy nước nhỏ, lấy được lượng nước ít.
Khắc phục
Đặt các vòng đai Casparin ở tế bào nội bì để điều chỉnh dòng nước.
Phải kết hợp 2 con đường thì thực vật mới đủ nước.
Như vậy chất lượng tư duy của học sinh ở đây được biểu thị ở các diễn đạt, lập luận, cách xác định các tiêu chí đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa kiến thức. Tóm lại thực chất của đánh giá định tính là đánh giá năng lực nhận thức của học sinh thông qua kết quả thực hiện một nhiệm vụ nhận thức.
50
Khi dạy bài hô hấp, từ những kiến thức về quang hợp, xây dựng kiến thức về hô hấp để học sinh có thể hiểu được cái tổng thể về hô hấp. Sau khi viết phương trình hô hấp học sinh có thể tự định nghĩa được hô hấp, học sinh còn tự liên hệ được ý nghĩa của hô hấp (vai trò của hô hấp), học sinh phân biệt được phân giải hiếu khí, phân giải kị khí, học sinh còn hiểu được bản chất của hô hấp sáng.
Câu 2: Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí?
Học sinh bằng kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với hình vẽ sách giáo khoa chỉ có thể phân biệt được về mặt khái niệm. Nhưng nếu giáo viên gợi cho học sinh những tiêu chí để học sinh phân biệt học sinh có thể phân biệt căn cứ vào bảng sau:
Nội dung
TCSS Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí
Điều kiện Thiếu O2 Đủ O2
Các giai đoạn 2 giai đoạn Gồm 3 giai đoạn
Nơi diễn ra Cả 2 giai đoạn đều ở TBC
Đường phân: TBC Chu trình Crep: Ty thể Chuỗi chuyền e: Màng trong của ty thể
Kết quả
Sản phẩm tạo thành là các chất trung gian( rượu, axit lactic..)
Đường bị OXH triệt để Là CO2, H20,38 ATP
Câu 3: Khi tìm hiểu về hô hấp sáng giáo viên gợi ý (Hô hấp là gì ? Diễn ra trong điều kiện nào ? Có ở nhóm thực vật nào ? Nơi diễn ra ? Vì sao hô hấp sáng gây lãng phí nguyên liệu ?)
51
Bằng những gợi ý học sinh tự mình có thể phân biệt được, tự mình trả lời được câu hỏi. Các câu hỏi được trả lời đó chính là nội dung kiến thức mới. Ta cần đưa ra những lời nhận xét nhằm kích lệ học sinh, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình từ đó thúc đẩy việc học tập của học sinh. Học sinh còn có thể tự mình phân biệt bản chất của quá trình hô hấp, bản chất của quang hợp, mối liên hệ giữa hô hấp và quang hợp,
Mục đích của kiểm tra đánh giá định tính còn thể hiện thông qua việc phân tích kết quả đánh giá định tính các bài đã học, giáo viên đánh giá được mức độ nhớ các kiến thức đã học có liên quan đến bài học mới. Qua kết quả đó giáo viên giao các bài tập yêu cầu học sinh nghiên cứu thêm các nội dung đã học để hoàn thành nốt những bài tập đó nhằm lấp đi lỗ hổng về kiến thức cũ từ đó tạo thuận lợi cho việc chiếm lĩnh tri thức mới.
Mặc dù việc kiểm tra đánh giá trong mỗi bài học và sau mỗi bài học mất rất nhiều thời gian và tạo thành gánh nặng cho học sinh nhưng hầu hết những em học sinh khá giỏi đều thích có kiểm tra đánh giá sau mỗi bài học vì hầu hết các em đều muốn biết kết quả thực chất của mình như thế nào? Khi đã quen với việc kiểm tra đánh giá sau mỗi bài học thì học sinh lại tự giác hơn và có hứng thú, tăng độ bền kiến thức, kĩ năng, đồng thời xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, trách nhiệm, tự giác cho học sinh.
Đặc biệt thông qua kết quả phân tích định tính các bài kiểm tra đánh giá sau mỗi bài học còn giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế, nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó đưa ra những biên pháp tự điều chỉnh bằng cách thay đổi lại phương pháp cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh.
Đánh giá định tính kết quả học tập của học sinh chủ yếu phát huy tinh thần tích cực của học sinh trong học tập, hình thành cho học sinh một thái độ học tập đúng đắn, người học có thể tự điều chỉnh kết quả học tập qua đó giúp
52
học sinh khắc sâu kiến thức và hoàn thiện kỹ năng góp phần nâng cao kết quả học tập.