8. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá
1.2.5.1. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá
Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu do chương trình qui định. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chung của chương trình đề ra. Tổ chức thi phải nghiêm minh. Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá, cần cải tiến, đổi mới các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá, từ khâu ra đề, tổ chức thi tới khâu cho điểm. Xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp. Song dù hình thức nào, vấn đề “lượng hoá” nội
20
dung môn học theo các đơn vị kiến thức để làm chuẩn cho việc kiểm đánh giá, cho điểm khách quan là cực kỳ quan trọng.
1.2.5.2. Yêu cầu đảm bảo tính toàn diện
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về khối lượng và chất lượng chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng thuộc về các môn học; về kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo, ý thức, thái độ …trong đó, chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức.
1.2.5.3. Yêu cầu đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
Trong quá trình giảng dạy hoạt động kiểm tra đánh giá phải gắn liền hoạt động dạy, không thể học hết tất cả các chương ta mới cho kiểm tra đánh giá một lần. Sự kiểm tra ở đây phải có tính thường xuyên và đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống.
1.2.5.4. Yêu cầu đảm bảo tính phát triển
Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh. Cần đảm bảo tính công khai trong đánh giá.
1.2.5.5. Nguyên tắc quán triệt trong kiểm tra đánh giá
Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, cần quán triệt một nguyên tắc chung quan trọng là: việc kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng cần được tiến hành theo một qui trình hoạt động chặt chẽ sau đây:
Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra nhằm mục đích dạy học: bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy.
Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu, phương pháp dạy học.
21
Kiểm tra trình độ xuất phát của người học có liên quan đến việc xác định nội dung phương pháp dạy học của một học phần sắp bắt đầu…
Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá; các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kỹ năng đó để làm căn cứ đối chiếu các thông tin sẽ thu lượm được trong kiểm tra.