8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Các hình thức kiểm tra đánh giá định tính
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh mục đích là để biết được khả năng lĩnh hội của học sinh về kiến thức lý thuyết, kỹ năng kỹ xảo thực hành để từ đó giáo viên có những biện pháp tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Trong quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra đánh giá kết quả học học của học sinh.
Có nhiều cách thức để phân loại các hình thức kiểm tra đánh giá. Cách phân loại phổ biến là căn cứ vào thời lượng kiểm tra. Căn cứ vào thời lượng kiểm tra thì kiểm tra gồm có:
*Kiểm tra thường xuyên: được thực hiện qua quan sát, tiếp nhận một cách có hệ thống hoạt động của mỗi học sinh, mỗi nhóm, mỗi lớp học trong các khâu ôn tập bài cũ, củng cố, tiếp thu bài mới bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường xuyên giúp giáo viên có thông tin kịp thời về nhận thức của học sinh để điều chỉnh ngay cách dạy, học sinh điều chỉnh ngay cách học tạo điều kiện tối ưu để quá trình dạy học chuyển tiếp sang những bước tiếp theo. Kiểm tra thường xuyên có: kiểm tra miệng (vấn đáp), kiểm tra 15 phút.
Kiểm tra vấn đáp: được sử dụng trước, trong và sau khi học bài mới. KTVĐ thu hút sự chú ý của học sinh tích cực học tập một cách thường xuyên, có hệ thống, đồng thời giúp giáo viên thu được những thông tin phản hồi nhanh về bài giảng của mình để có những bài giảng kịp thời thích hợp.
Kiểm tra viết 15 phút: được sử dụng sau khi kết thúc một hoặc một số tiết học; nó có tác dụng kiểm tra nhận thức của học sinh trong phạm vi kiến thức không quá nhiều với những câu hỏi bài tập chỉ yêu cầu mức độ nhận biết
48
và hiểu, giúp học sinh thường xuyên củng cố, ôn luyện kiến thức và rèn luyện năng lực trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết.
* Kiểm tra định kì: Được sử dụng sau khi kết thúc một chương, phần, chủ đề, chủ điểm...: Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm.
Kiểm tra viết 45 phút: có tác dụng kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh về một vấn đề tương đối hoàn chỉnh trong phạm vi kiến thức đã học, giúp học sinh rèn luyện năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề, có vai trò quyết định trong các bài kiểm tra.
Kiểm tra thực hành: có tác dụng đánh giá năng lực, kĩ năng, kĩ xảo thực hành, thí nghiệm, ứng dụng thực tế của học sinh; tạo hứng thú, khả năng quan sát, phán đoán, nhận định vấn đề, thu thập thông tin về mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ thận trọng trung thực, hợp tác trong khi thực hiện và khai thác kết quả thí nghiệm thực hành.
* Căn cứ vào nguồn câu hỏi kiểm tra người ta có thể phân loại thành 2 hình thức: câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
Thực tế kiểm tra đánh giá thời gian qua có thể thấy cả hai phương pháp tự luận và trắc nghiệm đều là những phương pháp hữu hiệu để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì vậy cần nắm vững bản chất từng phương pháp và công nghệ triển khai cụ thể để có thể sử dụng mỗi phương pháp riêng biệt hoặc kết hợp hợp lý đúng lúc, đúng chỗ.