a. Nguồn lực tài chính của ngân hàng:
Nguồn vốn của ngân hàng phải đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng thì việc đa dạng hóa sản phẩm mới phát huy được hiệu quả. Nguồn lực tài chính của ngân hàng bao gồm: vốn tự có và khả năng huy dộng nguồn vốn bên ngoài. Trong đó, vốn tự có và khả năng huy động vốn bên ngoài. Trong đó, vốn tự có được coi là tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân hàng và là điều kiện để ngân hàng tạo uy tín, hình ảnh với khách hàng, tăng khả năng huy động. Còn nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu nguồn vốn của ngân hàng không đủ cung ứng cho việc mở rộng cho vay thì việc đa dạng hóa không những không phát huy hiệu quả mà còn làm giảm uy tín, hình ảnh trong mắt khách hàng.
b. Chính sách tín dụng:
Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ và tuân theo chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng. Chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng. Tùy theo ý kiến chủ quan của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ mà chính sách tín dụng có thể là thắt chặt, mở rộng hay chính sách tín dụng trọng tâm, trọng điểm; từ đó cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ cũng thay đổi.
Ngoài ra, chính sách tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng nhanh gọn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đa dạng hóa sản phẩm hơn.
c. Trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng:
tới khách hàng. Mà đặc trưng của hoạt động CVKHCN là đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, họ không chỉ phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về tâm lý, thói quen, sở thích của từng nhóm khách hàng, đồng thời am hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Trình độ nghiệp vụ nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đa dạng hóa sản phẩm CVKHCN.
Ngoài ra, việc tiếp xúc tìm hiểu khách hàng sẽ giúp ngân hàng tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm của mình từ đó có biện pháp cải tiến cho phù hợp.
Đồng thời, năng lực quản trị của ban lãnh đạo ngân hàng cần phải đủ mạnh, am hiểu về nhiều lĩnh vực. Do sự đa dạng hóa nghĩa là làm mới danh mục sản phẩm ngân hàng trên nhiều phương tiện, giúp ngân hàng phân tán được rủi ro nhưng hoạt động này cũng làm cho công việc quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Vì vậy, nếu ban quản trị yến kém, hoạt động không hiệu quả, việc đa dạng hóa sản phẩm trở thành một yếu tố ảnh hưởng tới sự vững mạnh của ngân hàng.
d. Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối của ngân hàng:
Kênh phân phối là công cụ giúp ngân hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ và giao tiếp với thị trường rất hiệu quả. Hệ thống chi nhánh ngân hàng là một trong những kênh thực hiện 2 chức năng này rất thành công. Đặc điểm của đối tượng KHCN là không tập trung trong một vùng nhất định mà cư trú rải rác. Do đó, hệ thống chi nhánh ngân hàng rộng khắp sẽ giúp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho KHCN được biết đến và phát triển hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu mạng lưới chi nhánh ngân hàng quá nhiều sẽ gây tốn kém, chi phí hoạt động cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phối hợp các kênh phân phối sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Chính sách Marketing hợp lý sec giúp hoạt động CVKHCN của ngân hàng được biết đến. Ngân hàng có thể tăng cường quảng cáo trên báo, đài, tờ
rơi… về chính sách tín dụng và những tiện ích mà sản phẩm đem lại.
e. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngân hàng.
Với trang thiệt bị tiên tiến, phù hợp với trình độ nhân viên và phạm vi kinh doanh của ngân hàng sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động, tạo sự thuận tiện trong giao dịch giữa các ngân hàng với khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và giúp ngân hàng mở rộng thị phần. Đặc biệt công nghệ thẻ, các phần mềm xử lý nghiệp vụ là hết sức cần thiết và là cơ sở để ngân hàng cung ứng nhiều hơn các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.