NHNo&PTNT Chi nhánh Long Biên.
Đây là yêu cầu quan trọng nhất, nếu có phương pháp đào tạo hợp lý sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho kinh doanh của Chi nhánh. NHNo&PTNT Long Biên là khách hàng trên địa bàn lớn; các dịch vụ sản phẩm mới đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, kịp thời cho khách hàng. Với sự xuất hiện của nhiều chi nhánh đại diện các ngân hàng khác trên địa bàn quận Long Biên mức độ cạnh tranh càng lớn, đòi hỏi NHNo& PTNT CNLB phải có đội ngũ lao động giỏi nghiệp vụ, nắm bắt và thực hiện chính xác các quy trình chuyên môn, có kỹ năng thành thạo xử lý tình huống nhanh nhạy – đúng, an toàn tài sản, đồng thời phải biết tiếp xúc ngoại giao phù hợp vừa lòng khách hàng. Đối với Chi nhánh phải xây dựng thương hiệu cho mình để tạo thuận lợi trong cạnh tranh và phát triển, mở rộng hoạt động của Chi Nhánh.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng cần thiết, phẩm chất đạo đức cho cán bộ nhân viên trong Chi nhánh nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc, của cá nhân cán bộ nhân viên và thực tiễn nền kinh tế đặt ra.
Phải đáp ứng nâng cao chất lượng đội ngũ NNL: nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ nhân viên, đảm bảo nhân sự nắm bắt được những đổi mới
công nghệ đảm bảo luôn là ngân hàng đi đầu về công nghệ. Ngân hàng tiếp tục phát triển các hình ĐT & PT phù hợp và hiện đại hơn, nên tiếp tục đưa nội dung kiến thức mới vào các khóa đào tạo kịp thời.
Kỹ năng làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, nhân sự có thành thạo các kỹ năng nghề mới thao tác thực hiện các nghiệp vụ nhanh và chính xác. Hiện nay, Chi nhánh có tất cả 94 lao động, vì vậy đối với những khóa học ngắn ngày (1/2 ngày hoặc 1 ngày), cũng như các khóa học mang tính chất bắt buộc đối với nhân sự như kỹ năng giao tiếp; kỹ thuật nhận biết tiền giả; các khóa học đào tạo về sản phẩm ngân hàng; cũng như mang tính chất giới thiệu về sản phẩm…có thể tổ chức tại chi nhánh để tiết kiệm chi phí, đồng thời phổ biến được kiến thức tới nhiều nhân viên hơn không những góp phần nâng cao bổ sung kiến thức chuyên môn mà còn giúp nhân sự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Huấn luyện cung cấp các kỹ năng mà các nhân viên của Ngân hàng đang cần để áp dụng vào công việc hiện tại hoặc có ích cho họ trong tương lai. Tăng cường thảo luận, áp dụng công nghệ thông tin: Để gắn kết các phòng ban, nhằm cho việc thực hiện sản phẩm dịch vụ được liên tục và đồng bộ, việc thảo luận về nghiệp vụ và các khâu nối tiếp nhau là rất quan trọng giúp cho công việc được liên hoàn.
Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thông qua đào tạo về dịch vụ, sản phẩm mới; trong đó chú trọng tập trung đào tạo theo các chương trình phục vụ hội nhập như nghiệp vụ thẻ, quản trị mạng, chương trình WB, nâng cao và cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thanh toán quốc tế…Đào tạo kiến thức hỗ trợ ngoại ngữ ( chủ yếu là tiếng Anh trình độ B,C; tiếng Anh biên-phiên dịch, tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng ).
Năng lực nhân sự bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mền vì vậy song song với các hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng cứng cho nhân sự Chi nhánh cần chú trọng tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng mền như: các modul về kỹ năng đàm phán, giải quyết các vấn đề và ra quyết định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng bán hàng; đối với các GDV: đào tạo sâu về kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng…
văn hóa ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nâng cao thái độ nghề của nhân sự tại chi nhánh.
Trong quá trình học tập, tạo điều kiện thực tế cho học viên được học những nghiệp vụ, tình huống giống thực tế công việc. Việc học tập cũng là để phục vụ cho công việc thực tế đang làm, do đó việc học tập gắn liền với thực tế vừa tạo ra hiệu quả trong học tập, vừa có ý nghĩa cho doanh nghiệp. Thiết kế các khóa đào tạo theo phương pháp tích cực và thay dần phương pháp thiết kế truyền thống hiện nay, nhằm phát huy sự tham gia tích cực của học viên trong thời gian họ không còn là sinh viên trên ghế nhà trường nữa mà là những cán bộ đã trưởng thành, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế.