Xác định đúng trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ là rất quan trọng, qua đó sẽ biết họ cần đào tạo gì, đào tạo lại gì? Ai là người thật sự cần đi học và học xong sử dụng kiến thức đã học vào đâu? Có thuận tiện cho việc học không? Và có hợp với ý nguyện của họ?
Quá trình xác định đối tượng nâng cao năng lực nghiệp vụ là quá trình đánh giá năng lực nghiệp vụ của nhân sự làm việc tại Chi nhánh. Có 4 cách đánh giá: các tiêu chí năng lực, các chỉ số nắm vững năng lực, các chuẩn mực năng lực và các mục tiêu. Đặt ra các câu hỏi: Những biểu hiện nào của một nhân viên không có năng lực? Những biểu hiện cụ thể nào là dấu hiệu của việc không có năng lực trong lĩnh vực này? Việc không nắm vững những năng lực này có thể dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy nào?
Phân tích liệu có phải những yếu kém của kết quả thực hiện công việc là do sự thiếu hụt những kiến thức chuyên môn, kỹ năng, và thái độ lao động của nhân sự hay là do những vấn đề liên quan đến động lực làm việc của người lao động, thiết kế công việc không hợp lý…Ai là đối tượng cần được nâng cao năng lực? Nhân sự có sẵn sàng tham gia các hoạt động, các chương
trình nâng cao năng lực bao gồm cả nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ nghề nghiệp. Phân tích nhiệm vụ bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng, kiến thức, kỹ năng và hành vi cần phải được chú trọng để đào tạo cho người lao động nhằm giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn.
Đọc, hiểu rõ công văn về các khoá học, nội dung các khoá học để cử đúng người đi học là việc rất cần thiết của ban lãnh đạo và cán bộ phụ trách đào tạo. Hiểu rõ về khoá học để thấy sự cần thiết của khoá học với Chi nhánh và với học viên, phân công ngưới đi học mà vẫn đảm bảo công việc của họ, cử người đi học lâu dài mà sau họ có tâm huyết cống hiến cho ngân hàng không.