Chỉ có phân đoạn chloroform và ethyl acetat cho đáp ứng kháng khuẩn rộng nhất và rõ ràng nhất nên chỉ tiến hành khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 2 phân đọan này trên các chủng khuẩn bị kháng. Đồng thời, đối chiếu với MIC của chứng dương tetracyclin và clotrimazol, kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 4.3 – 4.6.
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát MIC của cao chloroform
Nồng độ mẫu (mg/ml)
Chủng khuẩn
MSSA MRSA Strep.
pyogenes E.coli AREC P. aeruginosa C. albicans Cồn 4,8% + + + + + + + 50 - - - + 25 - - - + + + + 12,5 + + - + + + + 6,25 + + + + + + + MIC (mg/ml) 25 25 12,5 50 50 50 > 50
54
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát MIC của cao ethyl acetat Nồng độ
mẫu (mg/ml)
Chủng khuẩn
MSSA MRSA Strep.
pyogenes E.coli AREC P. aeruginosa C. albicans H2O + + + + + + + 250 - - - - 125 - - + + + + - 62,5 + + + + + + - 31,25 + + + + + + + MIC (mg/ml) 125 125 250 250 250 250 62,5
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát MIC của tetracyclin trên các chủng vi khuẩn
Nồng độ mẫu (µg/ml)
Chủng khuẩn
MSSA MRSA Strep.
pyogenes E.coli AREC P. aeruginosa Cồn 4,8% + + + + + + 200 - - - - 100 - - - - 50 - - - + + - 25 + + - + + + MIC (µg/ml) 50 50 ≤ 25 100 100 50
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát MIC của clotrimazol trên C. albicans
Nồng độ mẫu
(µg/ml) H2O 200 100 50 25
MIC
(µg/ml)
C. albicans + - - - - ≤ 25
(Ghi chú: +: có sinh khối khuẩn mọc; -: không có sinh khối khuẩn mọc).
Kết quả khảo sát được cho thấy:
- Phân đoạn cao chiết chloroform có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất và kháng vi khuẩn Gram dương mạnh hơn Gram âm. Tuy nhiên khả năng hòa tan của cao chloroform trong cồn 4,8% không tốt nên chỉ có thể
55
khảo sát được MIC trong dãy nồng độ từ 50mg/ml trở xuống, và ở dãy nồng độ này thì không thấy được khả năng kháng của cao chloroform đối với nấm men C. albicans.
- Bằng phương pháp pha loãng nồng độ, cao chloroform cho kết quả kháng đặc biệt mạnh với Strep. Pyogenes trong khi khả năng kháng với chủng này không tốt khi khảo sát bằng phương pháp khuếch tán. Điều này có thể do hoạt chất có khả năng kháng tốt với Strep. pyogenes trong phân đoạn chloroform của cây TBL khuếch tán kém trên môi trường thạch.
- Cao ethyl acetat cũng cho kết quả kháng đối với các chủng khuẩn Gram dương và Gram âm tương tự như kết quả từ phần khảo sát bằng phương pháp khuếch tán, kháng Gram dương tốt hơn Gram âm và đặc biệt kháng mạnh với S. aureus. Đồng thời, kết quả MIC cũng cho thấy phân đoạn ethyl acetate có khả năng kháng nấm men C. albicans khá tốt (MIC = 62,5mg/ml).
- Tuy nhiên, các kết quả MIC của 2 phân đoạn chloroform và ethyl acetat trên các chủng khuẩn đều quá lớn so với mẫu thuốc diệt khuẩn đối chứng là tetracyclin và clotrimazol (gấp 1000 – 2000 lần thuốc đối chứng) và cũng rất lớn so với các dược liệu kháng khuẩn thông thường khác. Có thể trong cây TBL nói chung và trong 2 phân đoạn chloroform, ethyl acetat nói riêng cũng có mang một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn nhưng nồng độ quá thấp. Vì vậy, các phân đoạn dịch chiết này của TBL hầu như không có ý nghĩa thực tế trong điều trị diệt khuẩn, sát trùng và cũng có thể xem như không có tác dụng diệt khuẩn.
Tóm lại: Khi chiết cây TBL bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 96% thì cao chiết có thể hiện hoạt tính kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn này thể hiện trên các chủng Gram dương tốt hơn trên Gram âm, kháng mạnh với
Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. 2 chủng này đều là khuẩn phổ biến trong các trường hợp nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng vết thương ngoài da. Các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn của cây TBL được tập trung chủ yếu trong phân đoạn chloroform và một phần trong phân đoạn ethyl acetat. Tuy nhiên, hoạt tính kháng khuẩn của TBL chỉ thể hiện ở nồng độ cao chiết rất
56
cao, có khả năng cây TBL có mang hoạt chất kháng khuẩn nhưng hàm lượng không nhiều. Do đó, xét về thực tế, có thể xem như TBL không có khả năng kháng khuẩn.
Với kết quả phân tích là TBL xem như không có khả năng kháng khuẩn, ta không tiếp tục tiến hành chiết tách, phân lập hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn chính trong cây TBL, vì không có ý nghĩa thực tế và hiệu quả ứng dụng thấp. Bên cạnh đó, những tài liệu điều tra tình hình sử dụng TBL trong lãnh vực y học dân tộc của thế giới cho thấy: các dân tộc trên thế giới chủ yếu sử dụng TBL với mục đích làm vết thương mau lành, chữa sưng mủ, gãy xương [19], [38], [39]. Trong nước, Hội Đông y tỉnh Bình Thuận dùng TBL trong điều trị vết thương sau mổ áp xe cho thấy vết thương khô mặt, không bị sưng mủ và mau lành. Theo đó, bên cạnh khả năng kháng khuẩn, TBL còn có thể có những khả năng khác tác động lên mô tổn thương như khả năng kháng viêm, khả năng chống oxy hóa…
Để làm rõ cơ sở khoa học công dụng của TBL theo kinh nghiệm dân gian, trong khi khả năng kháng khuẩn thực tế của TBL hầu như không có, và khai thác tiềm năng thật sự của TBL, ta tiếp tục khảo sát những hoạt tính khác của TBL có khả năng đã tác động lên mô tổn thương, làm vết thương mau lành, không xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Trong phạm vi đề tài, các hoạt tính chống oxy hóa và kháng viêm sẽ được khảo sát bằng phương pháp in vitro.
57
Chương 5: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA TBL
5.1 Phương pháp khảo sát hoạt tính chống oxy hóa: