Xác định độ tro trong dược liệu

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hoá và kháng viêm của cây tứ bạch long (Trang 32)

 Xác định độ tro toàn phần

- Dùng chén nung bằng sứ làm bì. Nung chén sứ ở 500oC, để nguội trong bình hút ẩm và cân trọng lượng bì.

- Cân chính xác vào bì khoảng 1g mẫu thử.

22

- Đem nung mẫu trong lò nung ở 500oC trong 4 giờ, để nguội trong bình hút ẩm và cân trọng lượng mẫu tro sau nung. Lặp lại nhiều lần, mỗi lần nung 2 giờ, đến khi trọng lượng mẫu tro không đổi.

- Độ tro toàn phần của mẫu được tính theo công thức sau:

% 100 . ) ( x d X d c e Y

Y: độ tro toàn phần của mẫu thử, % c: khối lượng bì, g

d: khối lượng ban đầu của mẫu thử, g

e: khối lượng sau cùng của tro từ mẫu thử, g X: độ ẩm mẫu thử, %

- Thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp lại.

 Xác định độ tro không tan trong HCl:

- Cho 25ml HCl 2M vào tro toàn phần , đun sôi 5 phút.

- Lọc để tập trung những chất không tan vào một giấy lọc không tro.

- Rửa nhiều lần bằng nước nóng.

- Đem nung ở 500oC trong 4 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, cân trọng lượng và lặp lại nhiều lần, mỗi lần nung 2 giờ, cho đến khi trọng lượng cân được là không đổi.

- Độ tro không tan trong HCl được tính theo công thức:

% 100 .d x X d c f y

y: độ tro không tan trong acid của mẫu thử, % c: khối lượng bì, g

d: khối lượng ban đầu của mẫu thử, g

f: khối lượng sau cùng của tro còn lại sau khi hòa tan trong HCl 2M, g

X: độ ẩm của mẫu thử, %

23

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hoá và kháng viêm của cây tứ bạch long (Trang 32)