Khảo sát SKLM các phân đoạn dịch chiết

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hoá và kháng viêm của cây tứ bạch long (Trang 51)

Các phân đoạn có kết quả dương tính với các nhóm hợp chất khảo sát trong mục 3.2.4 được triển khai SKLM và phun thuốc thử hiện màu tương ứng như mục 3.1.5. Kết quả khai triển thu được với các hệ dung môi được thể hiện trong hình 3.2 và hình 3.3 (đối với phân đoạn chiết chlorofrom); hình 3.4 và hình 3.5 (đối với phân đoạn chiết ethyl acetat); và hình 3.6 (đối với phân đoạn chiết n-buthanol).

41

Cao chloroform:

UV254nm UV365nm TT anisaldehhyd TT Libermann TT KOH 10% TT KOH 10%/

UV365nm

42

Sắc ký đồ (hình 3.2) trên hệ chloroform-ethyl acetat (7:3) cho thấy các chất tách vệt khá rõ, tuy nhiên còn khá sát nhau ở phần cuối của sắc ký đồ. Các vệt chất phân bố như sau:

- Dưới ánh sáng UV254nm có 9 vệt chất tắt quang có giá trị Rf lần lượt là: 0,03; 0,07; 0,12; 0,22; 0,35; 0,43; 0,6; 0,79 và 0,83. Trong đó, có 3 vệt cũng tắt quang dưới ánh sáng UV365nm có Rf lần lượt là 0,22; 0,43 và 0,83.

- Các vệt chất tắt quang dưới ánh sáng UV kể trên đều cho hiện màu từ xám đến tím với thuốc thử anisaldehyd . Ngoài ra còn 2 vệt chất có Rf là

UV254nm UV365nm TT Dragendoff

43

0,18 và 0,71 không tắt quang dưới ánh sáng UV nhưng cũng hiện màu tím dưới thuốc thử anisaldehyd.

- Dưới thuốc thử Liebermann các vệt chất hiện hai màu: 3 vệt chất màu tím có giá trị Rf lần lượt là 0,07; 0,12; 0,22 và 0,43; cùng với 1 vệt chất khác màu xanh lục nhạt có giá trị Rf = 0,59.

- Dưới thuốc thử KOH 10%: ta thấy xuất hiện thêm 1 vệt chất có giá trị Rf = 0,63, hiện màu vàng nhạt, không tắt quang dưới ánh sáng UV254nm, cũng không phát quang hay tắt quang dưới ánh sáng UV365nm. Sau đó, khi đưa bản mỏng này vào ánh sáng UV365nm, ta thấy vệt Rf = 0,63 này tắt quang, đồng thời xuất hiện thêm 5 vệt phát quang màu xanh có Rf là 0,13; 0,24; 0,41; 0,46; 0,59.

Đồng thời, với hệ - – – (7:1:2), sắc ký đồ (hình 3.3) cho thấy có 1 vệt chất tại Rf = 0,25 hiện màu vàng cam dưới thuốc thử Dragendoff. Tại vị trí này cũng có 1 vệt tắt quang dưới ánh sáng UV254nm nhưng không có hiện tượng gì dưới ánh sáng UV365nm.

Cao ethyl acetat:

UV254nm UV365nm TT H2SO4 10%; Liebermann; anisaldehyd

44 UV254nm UV365nm TT FeCl3 5% TT NH3 TT NH3 10%/UV365nm TT KOH 10% TT KOH 10%/UV365nm

Hình 3.5: Sắc đồ hệ ethyl acetat – methanol – (100:17:13)

Sắc đồ hệ n-buthanol – a. – (4:1:5) (hình 3.4) cho thấy các chất tách vệt khá tốt, cụ thể như sau:

- Dưới ánh sáng UV254nm có 7 vệt chất tắt quang với Rf lần lượt là 0,18; 0,32; 0,45; 0,52; 0,56; 0,66 và 0,72. Trong số này có 4 vệt ở Rf lần lượt là 0,45; 0,56; 0,66 và 0,72 cho phát quang màu xanh lục dưới ánh sáng UV365nm.

- Khi nhúng bản sắc ký vào H2SO4 10%, tại giá trị Rf = 0,66 xuất hiện 1 vệt chất màu đỏ tím, và vệt chất này cũng có màu hồng dưới thuốc thử Libermann – Burchard.

- Khi nhúng bản mỏng vào thuốc thử anisaldehyd, thấy trên nền bản mỏng màu hồng dần xuất hiện 2 vệt chất có màu xanh dương đến xanh lục tại các giá trị Rf là 0,14 và 0,45; 2 vệt chất tại Rf = 0,45 và Rf = 0,56 có màu tím nhạt; và vệt chất tại Rf = 0,66 màu xám đen.

45

Đồng thời, khi khai triển phân đoạn ethyl acetat bằng hệ ethyl acetat – methan – (100:17:13) (hình 3.5), các vệt chất cũng tách khá tốt và hầu hết nằm ở nửa dưới của bản sắc ký. Cụ thể các vệt khai triển như sau:

- Dưới ánh sáng UV254nm, có 11 vệt chất tắt quang tại các giá trị Rf là 0,1; 0,15; 0,3; 0,35; 0,39; 0,42; 0,47; 0,51; 0,59; 0,72 và 0,78.

- Dưới ánh sáng UV365nm, phần sắc đồ có Rf < 0,15 có hiện tượng bị kéo vệt và phát quang màu xanh. Ngoài ra, còn 3 vệt chất tại giá trị Rf lần lượt là 0,35; 0,42 và 0,68 cũng phát quang màu xanh dưới ánh sáng UV365nm, trong đó, vệt chất tại Rf = 0,35 phát quang màu xanh mạnh và rõ ràng nhất. Dưới ánh sáng UV365nm cũng có những vệt chất tắt quang tại Rf lần lượt là 0,39; 0,47 và 0,59.

- Khi nhúng bản sắc ký vào thuốc thử FeCl3, có 4 vệt chất tại các giá trị Rf là 0,1; 0,39; 0,42 và 0,47 hiện màu xanh rêu rõ ràng, 2 vệt chất tại Rf = 0,59 và Rf = 0,72 cũng cho màu xanh rêu nhưng mờ nhạt hơn. Ngoài ra, vệt chất tại Rf = 0,3 cho màu vàng cam.

- Khi xông hơi NH3, có 4 vệt chất hiện màu vàng cam đến vàng nâu tại các giá trị Rf lần lần lượt là: 0,10; 0,39; 0,42 và 0,47. Khi đem bản mỏng này soi dưới ánh sáng UV365nm, ta thấy vệt chất có Rf = 0,39 phát quang màu xanh, các vệt còn lại tắt quang.

- Khi nhúng bản mỏng vào thuốc thử KOH 10%, ta cũng thấy 4 vệt chất màu vàng đến vàng cam tại các giá trị Rf = 0,1; 0,39; 0,42 và 0,47. Nhưng khi đem bản mỏng này soi dưới ánh sáng UV365nm, ta thấy toàn bộ phần nền của bản mỏng phát quang màu xanh rất mạnh, tại 3 vị trí Rf = 0,1; 0,42 và 0,47 lại có những vệt tắt quang.

46  Cao n-Buthanol: UV254nm UV365nm TT FeCl3 5% TT NH3 TT NH3/ UV365nm TT KOH 10% TT KOH 10%/UV365nm TT H2SO4 10% TT Libermann TT anisaldehyd (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

Phân đoạn n-buthanol được thực hiện chạy sắc ký thăm dò trên nhiều hệ

dung môi, nhưng chỉ hệ – – –

(100:11:11:27) khai triển tốt nhất, có thể tương đối phân biệt được các vệt chất. Tuy nhiên, các vệt chất khai triển trên bản mỏng rất mờ nhạt, có thể do hàm lượng các chất trong phân đoạn này quá ít. Quan sát bản mỏng đã khai triển dưới ánh sáng UV và dưới các loại thuốc thử (hình 3.6) ta thấy:

- Dưới ánh sáng UV254nm, sắc đồ có các vệt chất tắt quang tại Rf = 0,21; 0,47; 0,58 và 0,65, nhưng các vệt đều rất mờ nhạt.

- Dưới ánh sáng UV365nm, sắc đồ hầu như không quan sát được các vệt chất tắt quang cũng như phát quang.

- Dưới thuốc thử FeCl3, sắc đồ xuất hiện 2 vệt chất màu xanh rêu tại giá trị Rf là 0,21 và 0,47, nhưng cũng rất mờ.

- Sau khi xông NH3, sắc đồ hầu như không quan sát được vệt chất nào dưới ánh sáng thường cũng như dưới ánh sáng UV365nm.

- Dưới thuốc thử KOH 10%, khi quan sát dưới ánh sáng thường, nửa dưới sắc đồ (Rf < 0,51) có phần hơi chuyển sang màu nâu nhạt, nhưng cũng không rõ rệt. Khi quan sát dưới ánh sáng UV365nm, phần sắc đồ này có hiện tượng phát quang màu xanh, nhưng kéo vệt, không tách thành vạch.

- Dưới thuốc thử H2SO4, sắc đồ xuất hiện 1 vệt chất màu hồng tím rất mờ tại giá trị Rf = 0,3. Tại vị trí Rf này cũng xuất hiện 1 vệt chất màu hồng nhạt dưới thuốc thử Liebermann – Burchard.

- Dưới thuốc thử anisaldehyd, sắc đồ có những vệt chất màu xám đen tại các vị trí Rf = 0,21; 0,29 và 0,47, nhưng cũng không tách vệt rõ ràng và rất mờ nhạt. Dưới thuốc thử này cũng như dưới H2SO4 và thuốc thử Liebermann – Burchard, sắc đồ đều kéo vệt đen ở phần dưới vị trí Rf = 0,14.

Tóm lại: Kết quả khảo sát SKLM trên các phân đoạn dịch chiết TBL có mang hợp chất cũng cho thấy:

- Các nhóm hợp chất trong cây TBL chủ yếu tập trung trong 2 phân đoạn chloroform và ethyl acetat. Các hợp chất này được khai triển khá tốt với các hệ dung môi là chloroform-ethyl acetat (7:3), n-buthanol-a. acetic-

48

(7:1:2) – đối với phân đoan chloroform; và ethyl acetat-methanol- (100:17:13), n-buthanol-a. acetic- (4:1:5) – đối với phân đoạn ethyl acetat. Các hợp chất trong 2 phân đoạn này đã được khai triển và cho các phản ứng màu khá đặc trưng với thuốc thử tương ứng để nhận diện terpenoid, polyphenol, saponin, alkaloid…

- Phân đoạn n-buthanol cũng có mang một số hợp chất nhưng hàm lượng rất ít, cũng ít đa dạng. Hệ dung môi ethyl acetat-a. acetic-a. formic- có thể khai triển các hợp chất trong phân đoạn này nhưng cũng chưa thật sự tốt.

49

Chương 4: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA TBL

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hoá và kháng viêm của cây tứ bạch long (Trang 51)